FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : tháng 8 2019 -->

Ma và lượng tử

No Comments



Nhiều lý thuyết khoa học đưa ra những bằng chứng và căn cứ khoa học về sự tồn tại của Ma và cuộc sống con người sau khi chết.
Lý thuyết lượng tử chứng minh sự tồn tại linh hồn

Theo tiến sĩ Stuart Hameroff đến từ đại học Arizona, kinh nghiệm cận tử (một trải nghiệm được kể lại bởi một người suýt chết hoặc đã bị chết lâm sàng và được cứu sống) xảy ra khi các thông tin lượng tử trong hệ thần kinh người đó thoát ra khỏi cơ thể và mất vào vũ trụ.
Linh hồn hay những thông tin lượng tử thoát khỏi thân xác sau khi chết



 


Tiến sĩ đã nhắc tới lý thuyết linh hồn lượng tử mà theo đó trong các cấu trúc vi ống – khung xương của tế bào – tồn tại thông tin lượng tử của con người hay toàn bộ thông tin của người đó từ lúc sinh ra thậm chí có thể là tiền kiếp. Những thông tin này sẽ không mất đi khi con người chết mà sẽ phát tán trở lại vũ trụ.

Equalizer là gì ?

No Comments


[Stereo Wiki] Equaliser là gì và công dụng của nó


Chào Bạn ! 
Bạn có thể đọc bài viết Equalizer này của mình trước khi coi bài viết mình sưu tầm dưới nhé ! 
Thanks A Lot !  

Equalizer (hay gọi tắt là EQ) được coi như một trong những tính năng hoặc thiết bị phổ biến, cơ bản nhất khi nói về âm thanh, thường xuất hiện trên máy tính, máy nghe nhạc, mixer hay các bộ dàn karaoke...
Equalizer là một thiết bị có thể thay đổi, bù trừ tín hiệu âm thanh đi qua, theo nguyên lý tăng hoặc giảm tín hiệu của từng dải tần. Ví dụ như 1 bản nhạc với nhiều nhạc cụ nếu được cắt bỏ tần số thừa thải và nâng những phần cần thiết thì sẽ tạo được cảm giác hòa quyện với nhau, trong trẻo và sạch sẽ. Còn không thì bản nhạc có thể bị các vấn đề như: tiếng bị đục (do các âm thanh rác chồng lên nhau gây ồn/ xung đột làm giảm chất lượng), overload/clip (quá tải, tiếng bị vỡ)...

Trung Quốc trong mắt Nhật Bản, cách nhìn tạo ra số phận.

No Comments

Bài này mình cũng sưu tầm hơn 6 năm trước ( 11/5/2013) !! hihi.
Bạn coi nhé


Tác giả: Nguyễn Lương Hải Khôi
LTS: Thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Á, xem sự trỗi dậy của Trung Quốc có tính cách thời đại, đang bàn thảo sôi nổi về tác động này. Định vị Trung Quốc đang trở thành một chủ đề nóng ở nhiều nước trong khu vực. Bài viết dưới đây đưa ra một góc phân tích về cách nhìn Trung Quốc của Việt Nam và Nhật Bản thời phong kiến. Đây là góc nhìn riêng của tác giả cần được tranh luận, làm sáng tỏ thêm. Mời bạn đọc phản biện bài viết này.




Nếu như lịch sử hiện đại của các nước Đông Á (Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản) là lịch sử quan hệ với Phương Tây, thì trong các thời kỳ tiền hiện đại, lịch sử của Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản là lịch sử của mối quan hệ với Trung Quốc.
Trong thời đại ngày nay, khi Trung Quốc đang ôm tham vọng giành lại vị trí lịch sử đặc biệt trước đây. Để định vị chính mình, Việt Nam không thể không định vị Trung Quốc. Chúng ta hãy thử nhìn lại lịch sử, tham chiếu Nhật Bản, một nước cũng là láng giềng Trung Quốc như Việt Nam, nền văn minh cũng sinh sau đẻ muộn như Việt Nam, và quy mô quốc gia cũng nhỏ bé như Việt Nam, đã định vị Trung Quốc như thế nào trong một bối cảnh lịch sử tương tự như Việt Nam.

Lenin vẫn còn ám ảnh London

No Comments

Bài viết này mình sưu tầm khá lâu rồi, hôm nay mới có điều kiện mở ra và đăng
bạn coi nhé 



Bảo tàng viện của quận Islington là một nơi thu hút rất đông du khách
Rất ít người biết có một khu gia cư, được chính quyền thành phố London ra lệnh xây dựng từ hồi đầu thập niên 1940 và được đặt tên là khu Lenin Court.
Khu gia cư này được thiết kế bởi kiến trúc sư Berthold Lubetkin, một người Nga sang định cư tại Anh Quốc, mà nay được coi là một trong các "cổ thụ " của ngành xây cất.
Nhưng nó được hoàn tất hồi đầu thập niên 1950 - khi ấy Chiến Tranh Lạnh lên tới đỉnh điểm- và kết quả là tòa nhà này được cải danh là Bevin Court, để vinh danh ngoại trưởng Ernest Bevin, một người có lập trường chống Cộng kiên định.
Một cư dân trong tòa nhà ông Craig Ford nói: "Tôi vẫn ghi địa chỉ của tôi là Lenin Court thay vì Bevin Court, và thư từ vẫn đến như thường nhờ mã vùng."

Quy tắc đơn giản giúp đoán trước được tương lai

No Comments

Nếu bạn muốn biết thứ gì đó không bị hủy hoại sẽ tồn tại bao lâu - nghĩa là, thứ gì đó không chịu giới hạn của tuổi thọ tự nhiên - thì câu hỏi đầu tiên bạn nên hỏi là nó đã tồn tại bao lâu.
Càng lâu năm, nó càng có khả năng tiếp tục trụ vững.

'Hiệu ứng Lindy'

Trận hỏa hoạn ở nhà thờ Đức Bà Paris đã làm khá nhiều người đau buồn

Hãy xem thành phố quê hương tôi, London.
Nếu tôi muốn đặt cược vào tòa nhà nào của nó sẽ còn tồn tại sau vài thế kỷ nữa, quy tắc vàng của Taleb Khan gợi ý tôi nên bắt đầu với công trình xưa nhất.
Với độ tuổi 941 năm, Tháp London là một lựa chọn tốt. Theo sát là Tu viện Merton ở nam London, cũng đã vượt qua 900 năm.
Nơi thờ phượng lâu đời nhất của London, Nhà thờ St Bartholomew-the-Great ở Smithfield, cũng chứng tỏ sức bền bỉ của nó: một số phần của nó có từ 896 năm trước
Logic trong lập luận của Taleb rất đơn giản. Bởi vì người phán xử quan trọng duy nhất khi nói đến tương lai là thời gian, nên phương pháp đáng tin cậy thật sự duy nhất của chúng ta khi nhìn về phía trước là hãy hỏi điều gì đã chứng tỏ sự bền bỉ: điều gì đã thể hiện sự phù hợp và sự kiên cường khi đối mặt với thời gian, vẫn trụ vững sau những cú sốc và những đợt tấn công từ thập kỷ này tới thập kỷ khác, từ thế kỷ này tới thế kỷ khác, thậm chí từ thiên niên kỷ này sang thiên niên kỷ khác.
Tháp London có vẻ khiêm tốn so với tòa nhà chọc trời Shard - nằm đối diện ở phía bên kia sông Thames với chiều cao gấp 11 lần - nhưng nó cũng đã chứng minh sức sống của nó với số thời gian gấp 94 lần.
Tòa nhà Shard có thể mang tính biểu tượng và đồ sộ, nhưng vị trí của nó trong lịch sử còn lâu mới được đảm bảo. Khi nói đến thời gian, Tháp London sừng sững hơn.

Taleb thích gọi dạng lý luận này là Hiệu ứng Lindy.
Vào tháng 6/1964, tác giả người Mỹ Albert Goldman xuất bản một bài báo có tựa đề là 'Luật Lindy' trên tạp chí The New Republic, trong đó ông trình bày 'truyện ngụ ngôn thận trọng' về cuộc trò chuyện trong giới biểu diễn ở nhà hàng Lindy's ở New York.

Chính tại đây, những diễn viên hài đang nổi danh đã tụ tập để thảo luận về khả năng duy trì tên tuổi của các đồng nghiệp.
Họ lập luận rằng nếu ai đó tung mình ra quá mức bằng cách sử dụng cạn kiệt nguồn lực với sự xuất hiện bùng nổ trong thời gian ngắn, thì sự nghiệp của người đó sẽ sớm kết thúc. Nhưng nếu họ đi đường dài, xuất hiện ít hơn nhưng có tác động lớn hơn thì việc giữ gìn sức lực này có thể giúp họ trụ lâu trong ngành trong nhiều thập kỷ.

'Lão hóa' ngược

Taleb đã mở rộng ý nghĩa của giai thoại này một cách đáng kể.
"Những thứ đã tồn tại trong thời gian dài không 'già đi ' như người, mà là 'lão hóa' ngược lại, ông viết trong cuốn 'Antifragile Things that Gain from Disorder' hồi năm 2012. "Mỗi năm trôi qua mà không bị diệt vong sẽ tăng gấp đôi tuổi thọ có thêm."
Ông lập luận rằng một cuốn sách đã được in trong nửa thế kỷ có thể hy vọng sẽ được in thêm nửa thế kỷ nữa.
Tuy nhiên, khi nó đã trụ được thêm 10 năm, tuổi thọ tương lai của nó lại tăng thêm 10 năm nữa.
Mỗi năm thêm nữa cho chúng ta biết điều gì đó mà sự tiên đoán không thể biết được. Do nhiều nguyên nhân đan xen lẫn nhau mà không thể nào nhìn thấu được, quyển sách này tiếp tục có khán giả - và việc nó tiếp tục có khán giả như vậy xứng đáng được tôn trọng hơn hàng trăm ngàn bản của cuốn sách hoàn toàn mới được bán năm ngoái.



Hãy xem xét các tòa nhà ở London một lần nữa.( Cũng có tòa nhà xây sau cao hơn như ở VN !! Hihi) 


Một thứ tồn tại càng lâu thì càng tích lũy nhiều giá trị và ý nghĩa tượng trưng - và nó càng vượt qua được nhiều thách thức về công năng và thị hiếu.
Cũng giống như hầu hết các thành phố khác có lịch sử hàng trăm năm, phần hiện đại của London vặn mình đan xen xung quanh các di tích của thành phố. Qua nhiều thế kỷ, vận may và sự ưu ái đã đưa chúng gắn chặt vào bản sắc của thành phố.
Chỉ sau vài ngày xảy ra vụ hỏa hoạn tại nhà thờ Đức Bà Paris 800 năm tuổi hồi đầu năm nay, thế giới đã cam kết quyên góp hơn một tỷ Euro để tái thiết. Tòa nhà Shard khó có khả năng nhận được phản ứng tương tự từ công chúng.
Sức mạnh của hiệu ứng Lindy - và mối quan hệ giữa kiến ​​trúc và văn hóa - cũng có thể được nhìn thấy trong nỗ lực của những người muốn loại bỏ cái gì đó cũ kỹ.
Lấy lý do là để đảm bảo tính hiệu quả và để bài trừ tình trạng sùng bái thần tượng, Ả-rập Saudi trong vài thập kỷ qua đã phá hủy một lượng lớn các di sản cổ xưa của họ, nhằm đáp ứng cho cả con số lượng khổng lồ khách hành hương đến thăm thánh địa Mecca lẫn ý thức hệ siêu bảo thủ của giới cai trị đất nước.
Phần lớn văn hóa và di sản của đất nước bị coi là mối đe dọa đối với ý thức hệ này, có lẽ bởi vì những thứ đã tồn tại trong nhiều thế kỷ đó có thể sinh ra lòng trung thành phức tạp và bền vững hơn những gì mà giới cai trị cảm thấy chấp nhận được.
Chuyện tương tự cũng xảy ra ở Trung Quốc hiện đại, với việc phá trụi và tẩy rửa thành phố nhân danh hiện đại hoá và thanh lọc ý thức hệ - một chiến lược mà trong những năm gần đây đã chuyển thành những hành động quyết liệt chống lại người Hồi giáo ở nước này.

Sự mong manh

Tại thời điểm này, sự phù hợp theo nghĩa tiến hóa - những gì chứng minh giá trị và khả năng thích ứng bằng cách sống sót - dường như mâu thuẫn với một trong những nguyên tắc cơ bản của lập luận trên.
Nếu bạn không thể đưa ra những lý do chính đáng cho điều gì đó, thì thật không hợp lý khi tin vào nó; và nói rằng 'lâu nay mọi thứ vẫn như thế' chắc chắn không phải là lý do tốt để tiếp tục làm điều gì đó.
Tuy nhiên, điều này chỉ là vấn đề nếu chúng ta nhầm lẫn giữa các 'lý do tốt' được hiểu theo nghĩa là các lý do thuyết phục - với các 'lý do tốt' được hiểu theo nghĩa là đáng khen ngợi hoặc đáng được mong đợi về mặt đạo đức.
Rất nhiều những tập quán khủng khiếp có một sức mạnh vô cùng lớn, vì những lý do bắt nguồn từ những phần đen tối nhất trong bản chất con người: nô lệ, giết người, hãm hiếp, cuồng tín.
Những tội ác đen tối nhất của con người cũng là những tội ác được chứng thực từ xa xưa nhất - và chính vì lý do này mà bất kỳ nỗ lực nào để giảm thiểu và vượt khỏi chúng cần phải được bắt nguồn tương tự trong việc đọc kỹ lưỡng lịch sử.

Hiệu ứng Lindy là một nửa bộ công cụ mà Taleb dùng để phân tích tương lai. Nửa còn lại cũng quan trọng không kém: sự mong manh.
Một cái gì đó mong manh khi, thay vì thích nghi và sống sót, nó vỡ tan thành từng mảnh ở cú sốc lớn đầu tiên.
Trong sơ đồ tiến hóa của sự vật, các sinh vật đơn lẻ cực kỳ mong manh - nhưng sự mong manh này phục vụ cho sự mạnh mẽ hơn của giống loài của chúng.
Tính đa dạng và cạnh tranh khiến các loài có khả năng thích nghi và đổi mới từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và tính cực kỳ đa dạng của sự sống trên hành tinh này đảm bảo cho một số cá thể sống sót thậm chí sau những sự kiện thảm khốc nhất.
Khi nói đến sự sáng tạo của con người - các tòa nhà, đồ tạo tác, ý tưởng - có một sự đa dạng trong thích ứng tương tự.
Những tòa nhà cứng cáp nhất cũng vẫn là mong manh, nhưng cảm xúc và ý tưởng khiến chúng ta ngưỡng mộ, duy tu một số ít những công trình này lại rất mạnh mẽ.

Tương lai là quá khứ

Tương tự như vậy, mặc dù các đồ tạo tác cá nhân có thể mong manh, chuỗi tiếp nối của chúng có thể sẽ tiếp tục duy trì nếu chúng phục vụ và mở rộng các nhu cầu có gốc rễ sâu.
Do đó, có cặp thần chú của những nhà sáng tạo: "nó giải quyết được vấn đề quan trọng nào?" và "nó làm cho cuộc sống dễ dàng hơn như thế nào?"
Nếu một nhà sáng tạo không thể trả lời một trong hai câu hỏi này về một sự sáng tạo nào đó - nếu bạn không thể kết nối cái tạm với cái vượt thời gian - thì có lẽ bạn nên chờ đợi thay vì đánh cược vào việc đầu tư vào ý tưởng sáng tạo đó.

Nếu bạn muốn nghĩ về tương lai ở khía cạnh mong manh và mạnh mẽ, bạn có thể phác thảo một dạng đẳng thức dựa trên điều trên.
Tương lai là những mảnh quá khứ đã phát triển và bền vững, trừ đi những phần của hiện tại mà có khả năng bị rạn nứt, vỡ vụn nhiều nhất.
Đây chính là chỗ mà chúng ta nên xem xét nếu chúng ta hy vọng sẽ đưa ra những dự đoán có ý nghĩa: hai thái cực của sự thích nghi và bất cập.
Xu hướng có sức hút mới là gì? ​​Điều hoành tráng kế tiếp là gì? Dù lớn đến đâu, nó gần như chắc chắn không trụ được lâu. Chỉ có rất ít thứ có thể trụ vững lâu dài.
Như tác giả William Gibson viết: tương lai thì đang ở đây, nhưng những phần quan trọng nhất của nó thì đã xảy ra từ rất lâu trước đó.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Bò lá lốt đi chinh phục nước Anh

No Comments

Lê Hải

Nhóm đầu bếp của nhà hàng Việt Nam ở Newcastle đoạt giải nhất cuộc thi ẩm thực Fusion 2010 sau một tuần lễ chung kết, đấu loại trực tiếp với các nhà hàng số một vùng đông bắc nước Anh.
Bếp trưởng Nguyễn Hồng Tuyến cho biết điểm số chủ yếu giúp anh vượt qua các đầu bếp Anh và quốc tế khác chính là hai món thịt bò trong phần khai vị.


33 tuổi, quê gốc Củ Chi, nơi có món bò tơ nổi tiếng với thực khách bốn phương, Ricky (Nguyễn) - như giới nhà hàng khách sạn ở Newcastle quen gọi - chia sẻ với BBC tiếng Việt:
"Tôi rất vui, vì ban đầu chỉ muốn giới thiệu món ăn Việt Nam cho mọi người biết là dễ ăn, nhưng người ta lại thích đến như vậy."
Bò lá lốt và bò tái chanh liên tục thắng điểm tuyệt đối trong ba vòng thi mà đêm chung kết có trên 200 thực khách cùng chấm điểm với ban giám khảo.
Món thịt heo và tôm kho tộ dù chuẩn bị rất công phu nhưng bị trục trặc trong công đoạn cuối cùng cho nên không đủ độ nóng khi dọn ra cho khách, anh Tuyến giải thích.
Anh cũng nói ở vòng đầu từng thử dùng cá chẽm (seabass) nướng để làm món chính nhưng vẫn thua 10 điểm so với các món ăn số một do các nhà hàng khác dọn lên.
Nhưng món tráng miệng đã giúp cân bằng lại điểm số, là chuối chiên ăn với kem có vị xoài và dứa.
Ẩm thực Việt Nam
Bò lá lốt và bò tái chanh cũng là hai món bán chạy nhất của nhà hàng Little Saigon
Các cuộc thi ẩm thực vốn là một phần văn hóa nước Anh, nơi người dân thích thưởng thức món ăn đến từ đủ mọi nơi trên thế giới, và hầu như ai cũng biết đến tên một vài đầu bếp nổi tiếng.
Ngoài các kênh truyền hình dành riêng cho ẩm thực, nhiều chương trình về nấu ăn cũng là mục được nhiều người xem nhất trên các kênh chính, với các tên tuổi như Gordon Ramsay, Jamie Oliver và Rick Stein - người từng làm chương trình về ẩm thực tại Việt Nam.
Cuộc thi Fusion tạo ra khác biệt bằng cách ép bếp trưởng cùng các cộng sự của mình phải chuẩn bị đồ ăn cho hàng trăm thực khách đang ngồi ngoài khán phòng xem trực tiếp những gì đang xảy ra trong bếp qua hệ thống truyền hình.
Mỗi người được dọn hai khẩu phần ăn do hai đội chuẩn bị, được tách vị bằng các loại coctail được pha chế đặc biệt, và bầu chọn.
Theo ghi nhận của trang ẩm thực địa phương vùng đông bắc nước Anh, các đầu bếp tham gia cuộc thi đều rất tên tuổi trong vùng và nhiều kinh nghiệm trong nghề, bao gồm cả người thắng cuộc năm ngoái.
Nhà hàng Little Saigon cũng được bầu chọn hai năm liền
Nhà hàng Little Saigon là nơi bếp trưởng Nguyễn Hồng Tuyến làm việc cũng liên tiếp hai năm liền được thực khách địa phương bầu chọn là nhà hàng đông phương xuất sắc nhất vùng đông bắc nước Anh, và cũng là một trong số các nhà hàng đông khách nhất ở Newcastle.
Chủ nhà hàng Bùi Thị Duyên cho biết khách đến quán ăn cũng thường chọn món bò lá lốt và bò tái chanh, cùng với chả giò và thịt heo kho tộ trong thực đơn được chuẩn bị theo gu ẩm thực Nam bộ.
Đồ ăn Việt Nam kết nhập bánh mì và pa-tê từ Pháp, cà-ri và ớt từ Ấn Độ, không giống các nước Đông Nam Á cho lắm và cũng khác với Trung Quốc, theo giới thiệu trên trang mạng dùng để đặt chỗ trước trong quán.
Nhà hàng Việt Nam đang tiếp tục là ngành phát triển mạnh ở Anh, theo như giải thích của nhiều chủ quán là nhờ đồ ăn Việt Nam ít dầu mỡ và nhiều rau.