FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : 04/29/17 -->

Nhân dịp 30/4 !! : Nhạc trẻ Sài Gòn.

No Comments

Hoàng Anh Tuấn

Viết cho BBCVietnamese.com từ California

Elvis Phương và Rockin' Stars thuộc số những nghệ sĩ khuấy động phong trào nhạc trẻ Sài Gòn
Cái chết của nhà báo Trường Kỳ tại Canada đã gây xúc động mạnh mẽ và dẫn đến nhiều tưởng nhớ về một trong những nhân vật sướng khởi phong trào nhạc trẻ ở Sài Gòn thời kỳ trước 1975.
Lớn nhất tới nay là một tối tưởng niệm tổ chức bởi Nam Lộc và một số bạn bè tại Quận Cam ở California.
Mặc dù diễn ra vào một tối trong tuần, buổi tưởng nhớ thu hút hàng trăm người tham dự chen chúc xem và kéo dài bốn tiếng đồng hồ với nhiều chia sẻ và ca hát từ những bạn bè và người cộng sự trong phong trào nhạc trẻ ngày xưa.
Ngoài ra, trên mạng và báo chí đã có in nhiều cảm nhận tốt đẹp về cuộc đời Trường Kỳ, mất đi đúng một tuần trước ngày sinh nhật sáu mươi bốn tuổi của mình. Đọc những bài viết về người quá cố, người viết chú ý vài bài nhắc đến liên hệ chặt chẽ giữa phong trào nhạc trẻ và chiến tranh Việt Nam. Trong bài thông tin trên báo Thanh Niên trong nước, nhà thơ và tác giả truyện ngắn Hà Đình Nguyên ghi nhận công lao Trường Kỳ hết mình gây dựng phong trào nhạc trẻ.
Giữa bài ông thêm nhận xét rằng nhạc trẻ là một hành thức phản chiến. Theo ông Nguyên, lớp trẻ Sài Gòn vào thời gian này có "tâm lý 'sống vội, chơi hết mình'" vì họ "sợ ngày mai phải ra chiến trường." Vì lý do này, phong trào Hippy cũng như nhạc trẻ là "hành thức phản chiến tích cực nhất."

Nhận định này cũng thể hiện trong một bài viết từ tác giả Luân Hoán, một người bạn thân của người quá cố tại Montreal, đã in trong quyển Dựa Hơi Bạn Bè, Tập 2 hai năm về trước. Luân Hoán đánh giá cao việc làm của Trường Kỳ, nhưng cũng nhận xét rằng "phong trào nhạc trẻ Sài Gòn, theo tôi, là một hình thức phản chiến cao cấp nhất, và đã có kết quả khả quan."

Cũng là người sáng tác văn thơ như Hà Đình Nguyên, nhưng Luân Hoán là một người chiều hướng tư tưởng chống cộng sản. "Cái hơn của miền Nam là tự do," ông viết, "Nhưng những bước chân quá đà của những người thụ hưởng tự do nhiều khi rất tai hại." Ông còn nói thêm là "sự thất thủ của Sài Gòn một phần do giới lãnh đạo, nhưng quần chúng không thể hoàn toàn phủ nhận sự góp tay gián tiếp của mình." Nói cách khác, phong trào nhạc trẻ được phổ thông là vì tự do của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng cũng vô tình gián tiếp làm lợi cho kẻ thù của chế độ.