FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : 05/17/15 -->

Vì sao Phạm Xuân Ẩn không bị lộ?

No Comments


Tác giả: Nguyên Ngọc
Một bài viết hay, trầm tĩnh mà thẳng thắn của nhà văn Nguyên Ngọc, cảnh báo sự “chính trị hóa” việc dạy Sử tất thảy sẽ dẫn đến thái độ cực đoan cho con người về mọi phương diện- điều đó chỉ có hại, vì nó “ngắn hạn”, thiển cận.
.
Hiểu lịch sử trong tất cả tính phức tạp, nhiều mặt, nhiều tầng, nhiều phía của nó sẽ giúp cho con người tĩnh táo, thanh thoát và hiền minh trong đời sống, vững vàng hơn trước những thách thức mới của hôm nay và ngày mai.
Học từ sự sám hối của Đức và thất bại của Nhật.
Tuyên truyền thường… ngắn hạn
Lâu nay ta thường hay lẫn lộn giáo dục với tuyên truyền, trong chuyện dạy lịch sử (và dạy văn nữa). Kiểu làm này càng rõ, càng nặng. Có thể tóm tắt: tuyên truyền thì ngắn hạn, cho những mục đích cụ thể và nhất thời. Giáo dục phải nhằm đến lâu dài hơn.


Quả là ta thường dùng việc dạy lịch sử cho những mục đích ngắn hạn, đúng như bà Farida Shaheed nói, “nhằm tạo những khuôn khổ cho lớp trẻ” theo những ý đồ được coi là của “lý tưởng chính thống” (của chính quyền đương thời).
Cũng nên nói không chỉ ở ta mới có chuyện này.
Ở Pháp, một số các nhà sử học nổi tiếng đã lập ra một tổ chức gọi tắt là CVUH (Comité de vigilance face à l’usage public de l’histoire), có thể dịch là Ủy ban cảnh giác đối với việc đưa lịch sử ra sử dụng trong công chúng.
Các nhà sử học uyên thâm ấy cảnh giác với việc chính quyền đương thời nhào nặn lịch sử để làm công cụ tuyên truyền cho những lợi ích chính trị (đương nhiên là nhất thời) của họ.
Tôi nghĩ một sự cảnh giác thật hiền minh như vậy cũng rất cần ở ta, nhất là khi chúng ta vừa bước ra khỏi một cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt.
Chiến tranh là hình thái xung đột bạo lực cao nhất, tàn bạo nhất. Trong chiến tranh con người sống trong những hoàn cảnh phi thường, tức không bình thường. Ở đời, như ai cũng biết, con người bao giờ cũng chỉ có thể đứng ở một góc nhất định nào đó của thực tại, nên luôn bị chính cái góc đó, với các cạnh của nó, che khuất. Không thể nhìn toàn cục.
Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: Huỳnh Minh Thảo