FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : 11/12/13 -->

Những thói quen mang lại hạnh phúc .

No Comments


Luôn thấy yếu tố hài hước- thói quen mang lại hạnh phúc


Con người có rất nhiều thói quen. Có những thói quen xấu gây hại cho ta nhưng cũng có những thói quen mang lại hạnh phúc. Bạn có biết đó là những thói quen nào không?
Thói quen 1: Đừng tin vào tất cả suy nghĩ của bạn

Trong những suy nghĩ của bạn có thể có những suy nghĩ tiêu cực. Bạn không nên tin vào những suy nghĩ đấy và cố gắng loại bỏ chúng càng nhiều càng tốt.

Thói quen 2: Ý thức được những hạnh phúc mình đang nắm giữ

Con người thường có một quen rất xấu đó là luôn mơ tưởng về những thứ mình không có và tưởng rằng đó là hạnh phúc mà không biết rằng hạnh phúc nằm chính trong những gì bạn đang nắm trong tay. Hãy tận hưởng những điều giản xung quanh mình bạn sẽ tìm thấy hạnh phúc trong đó.

Nguyễn Hiến Lê và Không Khí của Văn Hóa VNCH

No Comments

Hoàng Anh Tuấn
Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ


Với khoảng 100 tác phẩm phát hành trong thời chiến, cụ Nguyễn Hiến Lê có thể là tác giả viết nhiều, in nhiều, và được đọc nhiều nhất trong thời kỳ 1950-1975 ở miền Nam. Lại có khoảng 20 bản thảo của cụ được in sau ngày thống nhất quốc gia, phần lớn là sau khi cụ qua đời. Nhiều tác phẩm cũ của cụ cũng được phát hành lại từ cuối thập niên 1980 tới nay. Mặc dù đã quá cố gần 30 năm, ảnh hưởng của cụ còn khá lớn lao.
Nhưng con số tác phẩm chỉ là một khía cạnh của Nguyễn Hiến Lê. Một khía cạnh khác là cụ viết rất nhiều thể loại: ngôn ngữ, văn chương, lịch sử, địa lý, giáo dục, du ký, tiểu sử, và sách “học làm người”. Đối với chúng ta, hậu duệ của cụ lớn lên trong văn hóa nặng chuyên môn, điều này nghe khá đặc biệt. Nhưng nó không lạ lùng với thế hệ trí thức của cụ Lê.
Họ là thế hệ trưởng thành trong hai thập niên cuối thời thuộc địa, cũng chuyên môn nhưng rộng rãi hơn về đọc, viết, và suy tưởng. Họ lớn lên và hấp thụ không khí văn hóa thành thị sôi nổi như nhóm Tự Lực Văn Đoàn và báo Phụ Nữ Tân Văn trong thập niên ba mươi, hay các nhóm Thanh Nghị, Tri Tân, và Hàn Thuyên trong thập niên bốn mươi. Đây là thời điểm rất nhiều bàn cãi và tranh luận trong nhiều lãnh vực về đường hướng và tương lai Việt Nam. Bầu không khí có nhiều lúc gây cấn, nhưng không eo hẹp hạn chế, mà ngược lại mở mang nhãn quan về xã hội, cá nhân, và đời sống hiện đại.