FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : 07/29/13 -->

Đạo đức & Điều kiện.

No Comments

 
(  st và chỉnh sửa )
Người Việt Nam hay nói về đạo đức. Hai nền tảng chính trong ý niệm về đạo đức của người Việt Nam là tình yêu và bổn phận: Yêu nước, yêu đồng bào, yêu hàng xóm, và nhất là, yêu gia đình. Và bổn phận đối với tất cả những gì mình yêu. Đối tượng khác, biểu hiện của tình yêu và bổn phận cũng khác: với đất nước, đó là trung thành; với đồng bào hay hàng xóm, đó là sự tương trợ, với gia đình, đó là lòng hiếu thảo. Chưa nói đến việc thực hiện các lời khuyên bảo ấy. Chỉ riêng về phương diện lý thuyết, những lời dạy về đạo đức ấy, tuy hay, rất hay, nhưng ...
Trước hết, nó có tính một chiều. Thường là chiều từ dưới lên trên.
Cũng vậy, chúng ta đề cao lòng hiếu thảo; nhưng chúng ta cũng không nên quên, việc hoàn thành bổn phận của các bậc làm cha làm mẹ đối với con cái cũng thuộc phạm trù đạo đức.
Nhưng sự bất cập của quan niệm đạo đức theo kiểu đó còn thể hiện ở khía cạnh khác, lớn hơn và cũng nghiêm trọng hơn, nhất là trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay.
Hãy để ý đến điều này: trong đời sống cũng như trong văn học, hầu như chúng ta chỉ quan tâm và động lòng với những gì thật gần gũi và thuộc về “phe ta”. Người thân hay quen của chúng ta gặp nạn, chúng ta xót xa; nhưng những người mình ghét mà gặp nạn thì phần lớn đều không giấu được sự hả hê: “Đáng kiếp!” Thấy con cháu hay hàng xóm bị bắt nạt, chúng ta tức tối; nhưng nhìn người lạ bị bắt nạt thì chúng ta lại thường dửng dưng.

Thành ra, có thể nói cái gọi là đạo đức của chúng ta là thứ đạo đức có điều kiện. Và do đó, có giới hạn.
Vì vậy, đạo đức, ở Việt Nam, có tính tình thế (gắn liền với một số quan hệ xã hội nhất định như máu mủ, hàng xóm, quen biết, v.v…), ở Tây phương nói chung, có tính nguyên tắc; ở Việt Nam, thiên về cảm tính,nó dựa trên tình thương, Tôi nghĩ đó là sự khác biệt căn bản. Ý niệm đạo đức của người Việt Nam, vốn chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, nhắm đến việc duy trì trật tự và sự hài hoà trong xã hội. Mà cả trật tự và hài hoà đều được xây dựng trên nền tảng đẳng cấp. Đạo đức là bảo vệ cái đẳng cấp có sẵn ấy. Là vua cho ra vua. Quan cho ra quan. Dân cho ra dân. Chồng ra chồng. Vợ ra vợ. Con ra con. Đó là thứ đạo đức mang tính chức năng luận (funtional ethnics): đạo đức gắn liền với một vai trò nhất định.
Ý niệm đạo đức của người Tây phương (chủ yếu trong thời hiện đại), ngược lại, được xây dựng trên nền tảng của sự công chính (justice); mà công chính lại được xây dựng trên nền tảng của ý niệm về sự công bình (fairness); và sự công bình, đến lượt nó, lại được xây dựng trên ý niệm về nhân quyền (human rights) với trọng tâm là sự bình đẳng (equality), đặc biệt sự bình đẳng về cơ hội (equality of opportunity). Đó là thứ đạo đức học dựa trên tính nguyên tắc và tính phổ quát.
Ai sẽ thấy được là điều này cần được giảng dạy như một nền tảng của đạo đức học mới, từ trong học đường đến ngoài xã hội.
Nhưng trước hết nó cần được sự quan tâm của giới nghiên cứu.