FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : 06/18/13 -->

Việc nghe nhạc về đêm.

1 Comment


Có thể ít ai biết  lý do vì sao nghe nhạc hay hơn về buổi đêm ?!

1/ Lý do khách quan :  
 
-  Đối lưu là hiện tượng khí nóng nhẹ thì có xu hướng bốc lên trên, khí lạnh chìm xuống.  Ban ngày, khi ánh nắng mặt trời liên tục chiếu nên không khí quanh ta liên tục xảy ra đối lưu.
 Vì sao tai nghe được âm thanh từ loa hay bất cứ nguồn  âm nào phát ra ? Đó là do không khí có tính chất truyền âm thanh. Khi không khí đối lưu liên tuc, thì việc truyền âm thanh của nó bị "nhiễu" hay nói cách khác, âm thanh tới tai không trung thực.

- Lý do thứ hai làm ta nghe nhạc thấy ít hay hơn là tiếng ồn ( âm thanh khác) hay còn gọi là tiếng ồn nền. Về đêm khuya, tiếng ồn giảm nhiều,  tiếng ồn nền có "volume" rất nhỏ.

2/ Lý do chủ quan : Về đêm, nói chung trạng thái con người khác ban ngày. 

Vì vậy nghe nhạc ban đêm khuya thấy hay hơn rất nhiều .

Chí Trung.

No Comments


TT - “Bố mẹ bỏ nhau, học hết phổ thông, vừa đẹp trai vừa...học dốt, tôi chỉ còn nước đi... làm nghệ sĩ” - chả ai trần tình về buổi đầu làm nghề thật thà và chua chát như Chí Trung. Năm 1978, chàng đẹp trai Chí Trung vừa 17 tuổi, vào đại học khó như tìm đường lên trời, vừa may Nhà hát Tuổi Trẻ tuyển sinh khóa đầu tiên.
Không muốn ai biết mình là con trai nghệ sĩ nhân dân Quý Dương vì nỗi hờn tủi ứ đầy trái tim non trẻ. “Biết bố mẹ mình bỏ nhau, thể nào người ta chả nghĩ tất mình sẽ lăng nhăng, tất sẽ đĩ thõa”. Nhưng may mà vẫn thi đỗ, rồi thành tài năng sáng chói của lớp học. Hoạt ngôn, mặt mũi thư sinh, đàn hay hát giỏi, thầy cô quý, bạn trai bạn gái quý, nhưng Chí Trung không thể nào “hòa nhập 100%” với không khí lãng mạn và sôi động của môi trường nghệ thuật trẻ, cậu cứ dấm dứt buồn một mình.

Văn Phụng / Châu Hà.

No Comments

Tới bây giờ, tôi vẫn nghĩ, một trong những bí nhiệm đời sống một con người là tình yêu. Tình yêu có thể dẫn tới hôn nhân hay không, theo tôi, lại là một bí nhiệm khác của Thượng đế. Nó nằm ngoài ta, như những cõi giới mà chúng ta không hiểu được.

Cuộc tình giữa Văn Phụng / Châu Hà, với tôi, là điển hình. Như một thí dụ cụ thể.

Căn cứ theo bài viết của các tác giả như Lê Quốc Thanh, Lê Minh - Vũ Tuấn Bảo cùng một vài bài viết khác thì, trước năm 1954, ở Hà Nội, tình yêu đã sớm đến với họ, khi nhạc sĩ Văn Phụng và ca sĩ Châu Hà còn rất trẻ. Những người biết chuyện cho rằng, đó kết hợp không thể đẹp hơn, của một đôi trai tài và gái sắc.

Với Châu Hà, ngoài nhan sắc, còn là tiếng hát uy lực nhất để rao giảng những ca khúc viết về tuổi trẻ, tình yêu, quê hương và đất nước của một Văn Phụng, nhạc sĩ.

Nhưng nếu lộ trình nhân gian bằng phẳng y cứ trên những thuận lý, có dễ chúng ta khó hy vọng có được những tác phẩm bất hủ như “Suối tóc, “Tôi đi giữa hoàng hôn,” “Yêu,” hay “Chán nản” hoặc “Em mới biết yêu đã biết sầu” vân vân…Quan niệm “xứng ca vô loài” của thân phụ nhạc sĩ Văn Phụng thời đó, đã như một nhát chém tàn khốc của định mệnh ố tài!  Hiểu rõ, cuộc tình đầu đời mình, đã gặp phải bức tường thành kiến khắc nghiệt, Châu Hà lặng lẽ rời bỏ Hà Nội. Lập gia đình sau đấy. (Một hình thức nín lặng. Vùi chôn đời mình.)