FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : tháng 9 2013 -->

Chuyện trai gái thời bao cấp

No Comments

Nguyễn Quang Lập 
 
Bây giờ trai gái yêu đương ôm vai hót cổ thoải mái, hôn hít ngay giữa đường giữa chợ cũng không ai lấy đó làm điều. Ngay việc quan hệ tình dục cũng không còn là vấn đề gì nếu là trai chưa vợ gái chưa chồng. Ngày xưa thì khiếp lắm, cấm kị đủ đường. Là nói cái thời bao cấp thôi, chứ trước đó nữa lại càng kinh khủng khiếp. Cái thời mà trai gái yêu nhau chỉ được đánh mắt đưa mày, muốn  cầm tay cầm chân, ôm vai hót cổ phải vào nơi kín đáo, nếu để cho người khác nhìn thấy thì bị coi là yêu đương không đứng đắn. Chàng đạp xe đạp chở nàng trên đường, nàng chỉ có việc hai tay nhét đùi ngồi yên như khúc gỗ. Cô nào bạo lắm cũng chỉ nắm hờ ngang thắt lưng, chẳng có cô nào ôm eo áp ngực chàng như các cô gái thời nay. Những chiều mùa hạ, trai gái  hẹn hò nhau ra bờ đê ngồi, chỗ này một cặp, chỗ kia một cặp rủ rỉ tâm tình. Nàng nhổ cỏ chàng bẻ ngón tay, nói chuyện chán thì về, chẳng dám làm gì.
 Hôn hít thời này bị liệt vào hành vì giao cấu, rất xấu xa. Đừng nói ngày xưa, ngay bây giờ vẫn còn quan niệm như thế. Năm ngoái Nguyễn Quang Thiều chả kêu ầm lên về dự luật cấm hôn nơi công cộng, may có ông Thiều kêu, báo chí làm ầm ầm người ta mới dẹp đi, nếu không thế nào luật cấm ấy cũng lọt vào top ten những luật cấm hài hước.

The Last Waltz / Engelbert Humperdinck

No Comments


Engelbert Humperdinck (sinh Arnold George Dorsey, 02 Tháng năm 1936) là một người Anh ca sĩ nhạc pop , nổi tiếng với số lượng của những bài hát " Thả nhớ "và" The Last Waltz ", cũng như" Sau khi Lovin ' .
 
Sinh trong Madras , Ấn Độ, như một đứa trẻ Dorsey chuyển đến Leicester , Anh, nơi ông đã quan tâm đầu trong âm nhạc. Ban đầu chơi saxophone trong câu lạc bộ đêm, ông đã sớm chuyển sang ca hát, phát hành single đầu tiên của mình, "Tôi không bao giờ sẽ Fall in Love Again", trong năm 1958.  
Sau khi đấu tranh với bệnh lao , trong giữa những năm 1960 Dorsey trở lại sự nghiệp âm nhạc của mình, áp dụng nghệ danh "Engelbert Humperdinck" sau khi Đức soạn nhạc thế kỷ 19 của những vở opera . Ký hợp đồng với Decca Records , ông đã đạt được thành công ban đầu ở Bỉ sau khi đại diện cho nước Anh trong năm 1966 Knokke cuộc thi hát ở đó. Trở về Anh, ông đã phát hành một chuỗi các đĩa đơn đã chứng minh thương mại thành công cả trong nước và ở Hoa Kỳ. Đạt được một người hâm mộ sau, ông cũng fronted một loạt phim truyền hình ngắn ngủi, 

Mèo, chuột & ngoại ngữ .

No Comments

Có câu chuyện ngụ ngôn kể về lũ chuột biết mèo đang rình nên cứ nằm im không chịu ra khỏi hang. Mèo nghĩ ra kế, rướn cổ rồi sủa: “Gâu…gâu”. Cho rằng mèo đã bị chó đuổi đi nên lũ chuột kéo ra kiếm ăn. Mèo lập tức vồ lấy một chú. Vừa ăn, mèo vừa gật gù tâm đắc: “Biết ngoại ngữ có hơn”!

Xứ người: Chính khách và ngoại ngữ
Câu chuyện ngụ ngôn trên hóa ra có nhiều trong đời thực. Trong thế chiến 2, nhiều người lính Nga bị bắt làm tù binh đã thoát lưỡi hái tử thần vì họ biết tiếng Đức. Thời nay, các chính khách thạo vài thứ tiếng, đôi khi có những cú “vồ” ngoạn mục.
Hai năm trước đây (7-8-2007), Thủ tướng Australia, John Howard, vừa kết thúc diễn văn chào mừng ông Hồ Cẩm Đào trong một bữa tiệc chiêu đãi nhân hội nghị APEC thì ông Kevin Rudd đứng lên chào bằng tiếng Trung, không phải một câu mà phát biểu mấy phút liền. Khi đó ông Rudd thuộc Đảng Lao động đang tranh cử với Đảng Tự do Australia của đương kim Thủ tướng Howard.
Một chính khách trẻ trung, mắt xanh mũi lõ, nói tiếng Trung Quốc lầu lầu, mới nghe cứ tưởng giọng của Giang Trạch Dân, đã gây ấn tượng rất mạnh cho tất cả khách đến dự. Thấy mông mình đang nóng trên ghế, John Howard hiểu đảng của mình dễ mất chiếc ghế Thủ tướng chỉ vì đối phương biết “nỉ hảo”(!)
Thủ tướng Australia. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Australia. Ảnh: Reuters
Đương nhiên, không phải do thạo ngoại ngữ mà Kevin Rudd đã thắng cử sau đó 4 tháng khi ông đúng 50 tuổi, nhưng riêng việc biết tiếng Trung- ngôn ngữ của một nước đông dân nhất thế giới, và rất khó học với người phương tây đã giúp ông Rudd nhiều lợi thế, nhất là trong mắt các cử tri có học vấn.
Và đương nhiên, một nguyên thủ nói tiếng nước ngoài “như gió”, hẳn nền giáo dục đất nước ấy nói chung, việc dạy và học ngoại ngữ nói riêng trong nhà trường cũng không thể dở.
Ngoại ngữ: An ninh và sự phát triển của quốc gia
Một thời Anh, Pháp, Mỹ làm mưa gió trên thế giới nên nhiều người phải học thêm những ngoại ngữ này. Khối Đông Âu và cả Việt Nam ta khi theo Liên Xô thì phải biết tiếng Nga. Xứ Mặt trời mọc giỏi, mình cũng nên học tiếng Nhật.
Ngày nay Trung Quốc đang trở thành cường quốc, đang gia tăng sức mạnh trong khu vực và trên thế giới. Chính khách nào hiểu văn hóa, lịch sử Trung Hoa và nếu biết tiếng Trung sẽ giúp xử lý những bất đồng dễ dàng hơn, đôi khi đạt được thế thượng phong trong ngoại giao.

Yêu và ăn :) 1.2.

No Comments

Nguyễn Quang Lập
1/ Hôm qua mình cùng Tâm Chánh đi nhậu ở nhà  Võ Đắc Danh. Nhân nói chuyện các nhà văn xưa đa phần đều không có bằng đại học, Tâm Chánh hỏi rất chân thành,  nói anh Lập có đi học đại học không. Tự nhiên nhớ cái thời sinh viên, cái thời khốn khó nhưng vui cực. Ngẫm lại chẳng có thời nào vui như thời này.

            Mình và thằng Viết ( Nguyễn Xô Viết) có giấy báo trúng tuyển Bách Khoa Hà Nội cùng một ngày. Mình nhớ khi đó mình đang đi nhặt phân bò ngoài đồng, con Vị hàng xóm tất tả chạy ra đồng hai tay vẫy vẫy, nói vơ anh Lập nời, anh trúng Đại học rồi.
Mình vất cả gánh phân bò chạy về nhà. Con Vị chạy theo mình vừa thở vừa hỏi, nói Bách Khoa là răng, là trăm khoa à, anh phải học hết cả trăm khoa à. Mình chẳng biết trả lời sao, nào có biết Bách Khoa là gì, thấy bạn bè tranh nhau thi vào Bách Khoa mình cũng thi, đứa nào cũng đăng kí Khoa vô tuyến điện mình cũng đăng kí, cũng chả biết vô tuyến điện là cái gì.
            Chiều đó mạ mình chạy ra chợ mua 2 đồng mực tươi, loại mực cơm nhỏ bằng ngón tay cái. Món này mình rất thích, bây giờ vẫn thích, đây là món duy nhất mình ăn không biết chán. Suốt bữa cơm bà cứ gắp hết con này đến con khác cho mình, nói ăn đi con, ra Hà Nội không có mực tươi mô con. Rồi bà khóc tủi, chắc là bà cảm phận nghèo mà khóc, con cái đỗ vào đại học mà không thể làm mâm cỗ để ăn mừng. Ba mình đi vay hàng xóm được ba chục đồng cho mình, anh chị em bà con kẻ cho ba đồng người cho năm đồng, cộng lại đúng 108 đồng, đó là món tiền duy nhất mình nhận được từ gia đình. Từ đó cho đến khi ra trường mình đều tự kiếm sống lấy, không phải xin gia đình nữa, vì nếu có hỏi xin thì ba mình cũng chỉ có một cách duy nhất là chạy đi vay mượn.

Một thí nghiệm về quyền lực.

No Comments


Quyền lực, về bản chất là khả năng hành động của A gây ảnh hưởng lên B. Nói cách khác, A chỉ có quyền lực khi B tin rằng A có quyền lực, và B phục tùng A.
Các nhà khoa học làm một thí nghiệm bằng cách cho một thanh niên trông giống sinh viên, ăn mặc “bụi phủi” và một người đàn ông trung niên, ăn mặc giống một doanh nhân thành đạt đi bộ băng qua đường trong khi đèn vẫn đỏ. Họ muốn biết có bao nhiêu người đang đứng đợi sẽ phạm luật bằng cách đi theo cậu sinh viên hoặc ông doanh nhân. Thật thú vị, số người đi theo người đàn ông trông giống doanh nhân cao gấp 3,5 lần số người đi theo cậu sinh viên. Điều này chứng tỏ, con người dễ dàng bị ảnh hưởng và làm theo những người được coi là “khả kính”, cho dù điều đó phạm luật.

Canh phé của V.Putin.

No Comments



Giống như mọi ván cờ , "bàn cờ" thế giới cũng luôn mang cho người coi nhiều thú vị.
Thân mời các bạn coi bài viết sau của tác giả : Nguyễn Xuân Nghĩa.
******* 
Hoa Kỳ thất thế trong canh bạc tại Syria, nhưng vẫn có thể phản công

Bài diễn văn tối Thứ Ba mùng 10 của Tổng thống Barack Obama đã đẩy lui nguy cơ chiến tranh tại Syria nhưng lại mở ra một trận đấu về ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Liên bang Nga, một trong nhiều cuộc đấu trí giữa hai nước.
Trước hết, Tổng thống Obama tự đặt mình vào hoàn cảnh khó xử nên sau cùng phải vớ lấy giải pháp giả tạo do Tổng thống Vladimir Putin đặt ra và làm suy yếu tư thế toàn cầu của nước Mỹ.
Sau khi tuyên bố từ Tháng Ba năm kia, rằng lãnh tụ Bashar al-Assad tại Syria "phải ra đi" khi đàn áp người dân biểu tình, Obama thấy lời tuyên bố không công hiệu. Ông từng khẳng định là Tổng thống Hosni Mubarak của Egypt phải ra đi và may quá quân đội Ai Cập đã bắt Mubarak từ chức, mà không để làm đẹp lòng nước Mỹ. Tại Syria, lời nói của Tổng thống Mỹ thiếu sức mạnh vì thường dân vẫn bị sát hại và nội chiến cứ lan rộng....
Ông Obama bèn tìm áp lực thay đổi ở Syria mà Hoa Kỳ khỏi cần động binh.

Đà Lạt của Khánh Ly.

No Comments


Vì sao nhiều người chỉ thấy  Khánh Ly hát nhạc TCS là hay nhất ? Hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn sau khi đọc bài viết sau:

Đó là năm 1964, tôi và các con đang ở thành phố Dalat. Tôi vừa 18 tuổi, hai con, một gái, một trai. Ba mẹ con sống với nhau hồn nhiên như cây cỏ trong ngôi nhà hai từng rộng lớn vắng người, trên một ngôi đồi mà người ở đó gọi là đồi Miên – tên ông nội hai đứa nhỏ. Nhà không cổng ngõ, không hàng rào, đồi rộng thênh thang, từ hông nhà ngó xuống, là một thung lũng nhỏ xanh rì, nhìn mông ra xa thấp thoáng đâu đó mầu đỏ của ngói bên cạnh những vườn trồng rau quả xanh ngắt, tiệp với màu của lá cỏ. Nổi lên trên màu xanh mượt mà như tấm áo dạ hội bằng nhung, tôi có thể biết được đó là những vườn hoa.

Lula.

No Comments


Chú bé Lula ,sinh ra vào tháng 10 năm 1945, tại 1 gia đình nông dân ở Ba-Tây 
( Brazil ) .
Vì nhà nghèo, nên từ lúc mới 4 tuổi, thằng nhỏ đã phải đi bán đâu phụng ngoài đường, nhưng vẫn quần áo tả tơi, và thiếu ăn . Sau khi được lên tiểu học, lúc đó đã dọn lên thủ đô Rio de Janeiro, sau buổi học chú bé thường hay cùng với 2 người bạn cùng lứa đi đánh giầy ở đâu đường, hôm nào không có khách, thì coi như là nhịn đói.
Năm 12 tuổi, vào 1 buổi xế chiều, có 1 người khách, là chủ 1 tiệm giặt ủi và nhuộm áo quần đến chiếu cố, 3 đứa trẻ chạy lại chào hàng. Ông chủ tiệm nhin vào 3 cặp mắt van xin khẩn khoản đó, không biết quyết định chọn đứa nào. Cuối cùng ông ta nói : Đứa nào cần tiền nhất, thì tôi cho nó đánh giầy, và sẽ trả công 2 đồng.
Công đánh 1 đôi giầy chỉ có 20 xu, 2 đồng đúng là 1 món tiền rất lớn. 3 cặp mắt đều sáng lên.   Một đứa nhỏ nói : từ sáng đến giờ cháu chưa được ăn gì cả, nếu không kiếm được tiền hôm nay, cháu sẽ chết đói ! Đứa khác nói : "Nhà cháu đã hết thức ăn từ 3 ngày nay, mẹ cháu lại đang bệnh, cháu phải mua thức ăn cho cả nhà tối nay, nếu không thì lại bị ăn đòn…“ .

Băng sex Triều, web sex Anh, chữ sex Nga và clip sex Mỹ

No Comments

Đào Tuấn

Chỉ vài ngay sau khi Triều tiên “xử bắn bằng súng máy” nữ ca sĩ Hyon Song-wol, đoạn “băng sex” được dùng để kết tội khiêu dâm, đã xuất hiện trên mạng Internet.

3 cô gái trẻ, mặc váy ngắn, mũ cao bồi và tươi tắn nhảy múa trên sân khấu trên nền nhạc Aloha Oe của ca sĩ người Mỹ Elvis Presley.

VietNamnet dẫn nguồn “các báo cáo từ Trung Quốc, đồng minh duy nhất của Triều Tiên, cho rằng đoạn video này là bằng chứng khiến nữ ca sĩ Hyon Song-wol và 11 nghệ sĩ khác bị kết án tử hình”.
Phản ứng từ cư dân mạng cho thấy đây là một điệu nhảy đẹp, lịch sự, thậm chí không có cả áo xuyên thấu như “sâu bít Việt” hay thả rông nhảy Gangnam style như…Bà Tưng.

Chỉ có một điều chắc chắn, nếu đó là là “băng sex” thì 3 nữ diễn viên đang cho thấy họ là những diễn viên tồi nhất thế giới!

Thế nào là sex, thế nào là khiêu dâm, hóa ra là ở cái đầu, chứ không phải từ con mắt.

Cũng liên quan đến sex, tuần rồi, Independent, tờ Nhật báo lớn nhất Anh Quốc công bố thông tin có tới 300.000 lượt truy cập vào các trang web khiêu dâm tại lưỡng viện Quốc hội Anh trong 12 tháng qua. Tần suất truy cập tới 820 lần một ngày. “Chỉ có thể tưởng tượng ra rằng là do Quốc hội đang nghe các kế hoạch của Thủ tướng Cameron về việc các nhà cung cấp nội dung Internet phải đưa ra một nút bấm sẵn để vào các địa chỉ toàn mông và ngực, và các đại biểu đã chạy vội về văn phòng họ để truy cập vào các thứ đó nhằm đánh giá mức độ “làm tổn hại tuổi thơ như thế nào”.

Thế rồi sao nữa?

“Đó là nhiều với những người thủ dâm bận bịu”, Independent bình luận. Và hết. Không có xử bắn hay buộc từ chức vì vi phạm đạo đức truyền thống tốt đẹp chẳng hạn.

Xem clip sex ở nghị viện Anh, hóa ra cũng giống như chơi bài Poker tại quốc hội Mỹ. Dẫu là rất chối tỉ, nhưng bình thường, khi clip sex được coi cũng chả khác bài poker- một loại thuần túy giải trí dù triện dấu 16+.

Điều gì sẽ xảy ra nếu có một ca sĩ nào đó bị xử bắn vì “băng sex”? Người dân, ngay cả thường trực với truyền thống bảo thủ Á đông, hẳn nhiên sẽ phản đối điều đó. Trong khi, nếu có một nghị sĩ QH xem clip sex trong các phiên họp, thì hẳn nhiên, xin mời các vị ra ngoài. Không nói nhiều.

Sex hoàn toàn không xấu. Từ thời…Stalin, Nghệ sĩ Nhân dân Xô viết Sergey Merkurov, nhà điêu khắc vĩ đại nhất của Liên bang Xô viết, người đã thiết kế nhiều tượng đài lớn lãnh tu về V. I. Lenin và Joseph Stalin, đã nhận “sứ mệnh” thiết kế một cuốn sách học 36 mẫu tự Kirin trong Tiếng Nga theo một cách thức “hấp dẫn” và “dễ tiếp thu” nhất. Cuốn sách học chữ thông qua hình minh họa của Sergey Merkurov được đặt tên là “Bảng chữ cái gợi tình Xô viết” được xuất bản năm 1931 và phổ biến đến các vùng quê Liên Xô. Mỗi chữ cái trong cuốn sách đó được cách điệu thành hình những người đàn ông, phụ nữ và cả các vị thần đang giao hoan với nhau trong đủ mọi tư thế mà con người có thể tưởng tượng ra.

Cơm 2000 : Bài viết của người ngoài và trong cuộc.

No Comments


Từ khi có quán cơm mới mở bán với giá 2 nghìn cách đó vài con phố vào thứ 2, thứ 4 và thứ 6, chị L – chủ một quán cơm bình dân tại một quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minh – chỉ bán được một nửa hàng.
"Những ngày đó chị cắt giảm phần ăn cho đỡ ế, cứ thế này thì chết đói hết" – chị phân trần với tôi sau khi nói một tràng lẫn những câu đệm không có trong từ điển.
Quán cơm 2 nghìn đã nhân rộng ra nhiều nơi, thậm chí đã tới Hà Nội, với giá 5 nghìn.
Hai nghìn hay 5 nghìn cũng đều là bán dưới giá cả, và đều là những đồng tiền lẻ để rải trong đám ma.
Hãy thử phân tích xem, liệucó 100 quán cơm kiểu 2 nghìn thì lợi hay hại?

Bán 'phá giá'

Về mặt kinh tế, rõ ràng khi quán 2 nghìn bán được 1 suất cơm, đâu đó ở thành phố, một quán cơm bình thường sẽ ế một suất cơm.
Nếu quán 2 nghìn mở cạnh 1 hàng cơm bất kì, chủ quán cơm bán 20 nghìn 1 suất đó phải đổi nghề, do không thể cạnh tranh lại.
Vì cùng một suất cơm với ngần ấy thức ăn, mà một hàng lại bán cao hơn đối thủ đến mười lần, đương nhiên khách sẽ chọn phương án cơm 2 nghìn.
Cứ một quán cơm 2 nghìn được mở, đồng nghĩa một quán cơm bình thường khác phải đóng cửa, kéo theo hàng loạt lao động bị mất việc.

Đến anh đến lấy nước gạo nuôi lợn cũng mất phần mà phải ngậm ngùi quay gót.
Những chủ quán cơm bình thường hoàn toàn không có lỗi khi mở quán để kiếm tiền.
Họ phải thuê cửa hàng, nhân công, trả tiền thuế, tiền điện, nước... và không thể bán phá giá như quán 2 nghìn đồng.
Một sự cạnh tranh bất bình đẳng liệu có công bằng cho họ? Họ cũng đóng thuế như bao doanh nghiệp, nhưng ai sẽ bảo vệ họ cú bán phá giá tuyệt đối gây ra bởi hàng cơm 2 nghìn bên cạnh?
Khách của những quán cơm hai nghìn thường là lao động ngoại tỉnh, lao động nghèo, xe ôm, ve chai, xe ôm, hàng rong, ăn mày...
Vấn đề nằm ở chỗ, họ ở đâu khi chưa có cơm 2 nghìn? Có thể họ tự nấu ăn hoặc ăn quán, nhưng chắc chắn giá bán phải nhiều hơn 2 nghìn.