FreeLancer- Chuyên Nghiệp và Hiệu Quả : tháng 1 2013 -->

Lời giới thiệu.

7 Comments



Thân chào các bạn !

Từ nhỏ, tôi đã nhận thấy mình khá nội tâm, sau này khi được làm nghề giảng dạy,  tôi càng ngày càng  say mê với  tâm lý học, luôn muốn làm  công việc liên quan tới Con Người.

Và tôi đã quyết định tạo sự nghiệp với  Nghề Nhân Sự. Quả thực, công việc này luôn mang lại cho tôi niềm vui, đam mê và thích thú.

Theo tôi, để làm tốt công việc nhân sự thì phải luôn học hỏi từ đồng nghiệp, từ sách vở, từ internet , phải  luôn mở lòng với người khác để hiểu đúng ,  luôn suy nghĩ tích cực, luôn trau dồi kiến thức mọi mặt vì  nghề này đòi hỏi người làm phải có kiến thức sâu rộng.
Với mong muốn gặp gỡ,chia sẻ, tôi viết blog này với Ba phần :

Phần I :   Gồm 7 chủ đề:
1 /   Nhân sự : 1 chủ đề nhân sự cơ bản và 4 chủ đề nhỏ mang tên 4  vai trò cần hướng tới  của người làm nhân sự ).Các bài viết trong mục này được mình sưu tầm, chỉnh sửa cho ngắn gọn, dễ hiểu và theo kinh nghiệm bản thân.
2/   Con người : Các bài viết dễ hiểu về  tâm lý...của  con người giúp việc" hành nghề " dễ thành công hơn.
3/   Danh ngôn :   Ngạn ngữ Tây Phương  hữu ích cho người làm nghề
4/   Bổ ích & thú vị :  :  Các bài viết tôi thấy hay, thú vị  về mọi mặt được sưu tầm trên internet .
5/   Âm nhạc :  Các bài viết xung quanh chủ đề  âm nhạc ( các bản nhạc , band nhạc,  trang thiết bị.....).
6/  Sức Khỏe, Sắc Đẹp
7/  An Toàn Vệ Sinh Lao Động

Phần II : Các website thú vị.

Phần III : Ở phần này, các bạn có thể vào coi các video ngắn nhưng rất thú vị trên kênh YouTube của mình ( My youtube) , các bạn có thể  thăm ngôi chùa mình đi lúc điều kiện cho phép ( Ngôi chùa của tôi),  hoặc vô  trang FaceBook của mình ( My FaceBook).

Mình hy vọng sẽ gặp thật nhiều các bạn trong & ngoài nghề ở khoảng trời nhỏ này.

Mến chúc các bạn luôn khỏe, vui, may mắn & thành công trong công việc !


Khôn ngoan / Lựa chọn

No Comments


- "Một người khôn ngoan không quan tâm đến cái gì mà anh ta không thể có " .Herbet

- " Vận may tạo nên cha mẹ chúng ta, nhưng sự lựa chọn tạo nên bạn bè ta " .Deliite (?!)

Tranh luận / Âm nhạc/ Tuổi thơ

No Comments


"Khi tranh luận, cái khó không phải  là việc bảo vệ ý kiến của mình mà là ở chỗ nhận ra ý kiến nào là của mình ". -MAUROIS

                                                                                                                           
- Cuộc sống thiếu âm nhạc thì giống như Trái Đất thiếu nắng mặt Trời - FUCIK.


- "Tuổi thơ biểu hiện cho đời người cũng giống như buổi sáng báo hiệu cho một ngày"- .MILION

Cái yếu / Thành công / Người mẹ

No Comments


"Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ" - HD.Banzac

"Sự thành công là tích số của : Làm việc, May mắn và Tài năng " - Voltaire

"Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ đó không cần thiết"- B.Babbles

Sự hy sinh / Sai lầm

No Comments




- Sự hy sinh mù quáng là tặng phẩm đáng sợ nhất mà bố mẹ dành cho con cái 

                                                     Makasrenco

- Người đàn ông chưa bao giờ sai lầm là người đàn ông chưa bao giờ làm gì cả 

                                                    T.Roosevelt

Láng giềng / Dùng tiền / Hy vọng

No Comments



- Láng giềng tốt chỉ cười với bạn qua hàng rào sau vườn chứ không trèo sang 

                                                    G.J Arts

- Nếu bạn muốn giàu có, chẳng những học cách làm ra tiền mà còn phải biết cách dùng tiền 

                                                  Franklin

- Mọi việc làm thành công trên đời này đều bắt nguồn từ hy vọng 


                                                M.Luther

Lừa dối / Nhỏ bé

No Comments


- " Cách chắc chắn nhất để bị lừa dối là nghĩ rằng mình khôn khéo hơn những người khác " - L.Rochefoucauld

- " Đi ra một bước ta thấy khôn hơn một chút và tự thấy mình nhỏ bé vô cùng"  - Tolstoy

Thật thà / Tài cán

No Comments


- " Kiến  thức và cuộc đời vốn không giống nhau, người thực sự có học vấn thường rất thật thà"- Romaim Rolland

-" Tài cán không nên dùng quá độ để tránh việc gì làm cũng không tốt" - La Fontaine

Ôn hòa / Phụ nữ / Người cao cả

No Comments





- Sự việc nào vượt quá giới hạn của sự ôn hoà đều có một nền tảng bất ổn định 

                                                          Seneca

- Tâm hồn người phụ nữ phải giống như một cuốn sách : vừa hay, vừa hấp dẫn thì đàn ông mới tìm đến -         

                                                         V.Butulescu

- Những con người cao cả như biển báo và cột hướng dẫn trên đường đời 

                                                         E.Burke

Thành công / Ước vọng / Ký ức

No Comments




- Người thành công luôn thấy câu trả lời trong mọi vấn đề, kẻ thất bại luôn thấy vấn đề trong mọi câu trả lời 

                                                                     S.Johnson

- " Mọi ước vọng đều hợp pháp, ngoại trừ những tham vọng vượt lên trên nỗi khổ hoặc sự cả tin của người khác"

                                                                   J.Conrad

- "Ký ức giống như tinh cầu bi huỷ diệt, tuy đã qua nhưng dư âm vẫn mãi còn đó " 

                                                                     D.Horowitz

Khiêm tốn / Chối từ / Nhân từ

No Comments

  





"Khiêm tốn không có nghĩa là không biết đến những giá trị của mình, mà là biết nhận chân các giá trị đó" 

                                                                               J.C. Hace

- " Từ chối nhẹ nhàng những gì bạn phủ nhận cũng là một hành động tốt" 

                                                                                    P.Syrus

-               "Sự thổ lộ ôn hoà bắt nguồn từ sự nhân từ " 

                                                                                        Homer

$$ / Tự do / Tốt hơn

No Comments





"Tiền bạc, đó là cái biển không đáy, Trong đó tất cả danh dự và sự thật đều bị nhấn chìm                                                                                                                                  Ngạn ngữ Mỹ
-
Không có lao động, thì không có cả tự do lẫn văn hoá - ???
- " Cái tốt hơn cũng là kẻ thù của cái tốt " - Ngạn ngữ Đức

Trì hoãn / Hiểu biết / Cay đắng

No Comments


- " Sự trì hoãn là phương thuốc hay nhất để chữa cơn tức giận" - Seneca

- "Biết mình không biết là một bước dài đi đến sự hiểu biết" - Disraeli

-" Sự cay đắng đi trước sự ngọt ngào.  Vậy,cay đắng càng nhiều thì ngọt ngào càng đậm "- Bunyan

Chúng ta / Suy nghĩ / Thời gian *

No Comments



 -" Chúng ta bất công biết bao với những nỗ lực của chính mình vì chỉ biết đánh giá chúng theo kết quả" 

                                                     Exupery

-"Suy nghĩ thực tế, cảm nhận những điều đẹp đẽ, mong muốn sự tốt lành, đó chính là mục đích của cuộc sống hướng thiện "

                                                     Plato

-"Thời gian là người diễn dịch giỏi nhất cho mọi điều luật còn hồ nghi " 

                                                    Halicamassus



Bonus !!



Có tự / Kiến thức/ Hạt giống

No Comments




- " Có tự biết mình thì mới tự điều khiển mình được" 

                                                                        Henry Bordeaux

- " Kiến thức là kho báu, mà thực hành là chìa khoá" 

                                                                       Thomas Fuller

-" Hạt giống chỉ trở thành hoa khi nó nhận được ánh Mặt trời và nước"

                                                                        L.Gottschalk

Khi tự cho / Sự chỉ trích

No Comments




 " Khi tự cho mình là đầy đủ thì mình có được một thứ quý giá nhất là Tự Do " 

                                                           Epicure

 " Sự chỉ trích như một ngọn lửa mà sự kiêu căng của con người là một kho thuốc súng" 

                                                          Carnegie

Khi tha thứ / Sự thật / Sự suy tư

No Comments


- " Khi tha thứ một kẻ thù, bạn sẽ có thêm một người Bạn mới " -Silo

-" Sự thật là điều quý nhất mà chúng ta được có.Hãy tiết kiệm nó " - M.Twain

-" Sự suy tư tăng thêm sức mạnh tinh thần,sự vận động tăng thêm sức mạnh cơ thể" - Levis

Mỗi người / Cái hấp dẫn / Ngày lãng phí

No Comments

-"Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho và thứ quan trọng hơn, do mình đem lại cho chính mình"-E.gibbon

-" Cái hấp dẫn và đẹp đẽ không phải là luôn tốt, nhưng cái tốt thì luôn đẹp" - N.D.Lenclos

-" Ngày lãng phí nhất trong cuộcđời là ngày chúng ta không cười "-Chamfort

Thiếu kỹ lưỡng / Sự cảm mến / Những ai chỉ biết

No Comments




- " Thiếu kỹ lưỡng gây tai hại hơn là thiếu hiểu biết " 

                                                           Frankin

-" Sự cảm mến của con người là một thứ của quý chắc chắn hơn cả tiền bạc " 

                                                          Syrus

- "Những ai chỉ biết chú ý tới việc nhỏ, thường sẽ trở thành bất lực trước những việc lớn " 

                                                  Rochefoucauld

Sự đau khổ / Biết quên / Sự dối trá

No Comments





- " Sự đau khổ làm cho tâm hồn nhẹ nhàng và thanh cao " 

                                                      Lamartine

   "Biết quên là một hạnh phúc hơn là nghệ thuật" 

                                                           Gracian"

-" Sự dối trá sẽ giết chết tình yêu, song chính sự thẳng thắn sẽ giết chết nó trước" 

                                                     Hermingway

Sự yêu chuộng / Tôi biết có

No Comments



"Sự yêu chuộng cái đẹp là phần cốt yếu của một nhân tính lành mạnh " - J.Ruskin

"Tôi biết có một điều tốt đẹp hơn cả sự ngay thẳng : ấy là sự khoan dung " -V.Huyso

Không có ngày mai / Phước thay / Khi một mình

No Comments




" Không có ngày mai nào lại không kết thúc, không có sự đau khổ nào lại không có lối ra ." 


                                                          R. Southeell

"Phước thay cho người nào có tài kết bạn, vì đó là một trong những quà tặng quý nhất của thượng đế".

                                                             T.Hughs

"Khi một mình phải chú ý tới tư tưởng, ở trong gia đình phải chú ý tới hoà khí, ra xã hội phải chú ý tới ngôn ngữ " 

                                                             .D.Stael


Môt người / Những gì / hãy làm tròn.

No Comments

" Một người chưa biết nói những lời nói dối hữu ích thì người đó không bao giờ biết đến thế giới chân thật"- A.France

" Những gì ta cho đi một cách thật lòng thì mãi mãi là của ta " G.Granville

" Hãy làm tròn mỗi công việc của đời mình như thể đó là công việc cuối cùng " M. Aurele

JC. Hare / Voltaire/ S Gosson

No Comments




" Khiêm tốn thật sự không có nghĩa là không biết đến giá trị của mình mà chính là biết nhận ra những chân giá trị ấy " 

                                                           J.C . Hare


" Hãy làm việc và không lý luận là phương cách hay nhất làm cho cuộc đời dễ chịu " 
                                                           Voltaire


            " Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn là im lặng " 
                                                                                    
                                                            S.Gosson

Thông điệp Cửu Long.

No Comments

Rồng là con vật không có thật. Ai cũng biết vậy. Mà ai cũng có thể nói về rồng vì đấy là con vật thần thoại phổ biến trong các tôn giáo hay văn hóa từ Á sang Âu, từ Đông qua Tây sang tới Mỹ. Riêng có người Việt ta, đón mừng một năm Thìn thì mình có thể nói tới... chín con rồng lận!


Từ truyện tích "con tiên cháu rồng", rồng là biểu tượng của tổ tiên – với hai đức tính là trí tuệ và sự dũng mãnh – còn tiên là biểu hiệu của từ tâm, lòng nhân ái. Chuyện ấy, chúng ta mượn của văn hoá Trung Hoa, mình nói ngàn năm cũng chưa hết.

Người ta thường tin rằng rồng là loài lưỡng cư – hay lưỡng thê – sinh vật có thể sống với đất và nước. Riêng có rồng của ta lại là loài... đa thê. Khác với hình tượng rồng của Trung Hoa chỉ vần vũ trên mây, rồng Việt Nam, với đầy đủ năm móng, được trình bày với hoa văn tượng trưng cho cả mây và nước. Từ đất nước vọt lên trời!

Trong thế kỷ 21, Việt Nam cũng mơ có nền kinh tế của con rồng, là bay lên ngang tầm các nước tân hưng châu Á. Xin hãy đợi đã.

Nhưng vì sao lại đòi nói đến chín con rồng? Xin hãy đợi đã!

***

Con người ta thường mượn những gì thấy trước mắt để diễn tả những gì... không hiểu được.

Con rồng xuất hiện như vậy, với hình ảnh của những giống vật có thật. Có thể là con cá nước ngọt, cá sấu, đã cho ta hình tượng giao long và truyện tích về kinh đô Thăng Long. Có thể là sinh vật dưới biển, như loài rắn biển cho ta truyện thuồng luồng và tục xâm mình. Cũng có thể là loài bò sát có vảy, như kỳ đà, rồng đất hay giống khủng long mà hình ảnh còn rơi rớt lại từ thời tiền sử.

Thế rồi chúng ta phát huy trí tưởng tượng.

Học để làm gì?

No Comments


Trong tiềm thức chúng ta đã luôn có một ý nghĩ rằng “học là để biết”. Chính vì thế mà sinh viên Việt Nam luôn được coi là biết rất nhiều. Cái gì chúng ta cũng đọc, cũng quan tâm. Nhưng chúng ta không thật sự đi sâu vào một lĩnh vực, một vấn đề nào.Thế nên nếu hỏi thật cặn kẽ thì hóa ra ta lại chẳng biết gì. Đương nhiên không phải tất cả các bạn sinh viên đều như vậy. Những bạn mong muốn tìm hiểu sâu về vấn đề mình quan tâm, đã không biết thì thôi, đã biết thì phải hiểu thật cặn kẽ thì thường sẽ thành công trong sự nghiệp sau này. Ví như các cụ đã bảo: Một nghề thì sống đống nghề thì chết. Hay cũng giống như việc bạn nhìn thấy người ta cắt kim cương. Kim cương là một vật thể siêu cứng, không một thứ kim loại nào có thể cắt được kim cương. Vậy người ta làm cách nào để cắt được. Rất đơn giản, người ta dùng tia laze, tia laze chính là một đại diện cho sự tập trung, và thử hỏi nếu chùm tia laze đó không tập trung vào một điểm thì liệu nó có cắt được kim cương không.Việc học cũng vậy, nếu học dàn trải, học để biết thật nhiều thì hiệu quả sẽ không cao.Tôi không phản đối việc học để lấy kiến thức. Học để mưu cầu kiến thức là một điều hết sức hoan nghênh. Nó giúp cho bạn trở nên uyên bác, hiểu biết hơn. Nhưng liệu học để biết đã đủ hay chưa. Ngày xưa chưa có Internet chưa có công cụ tìm kiếm google thì người biết nhiều sẽ rất có lợi ích. Học không chỉ để biết, học còn để hiểu và quan trọng hơn là học để làm và làm chuyên nghiệp.
Ngày nay đang là thời đại công nghệ thông tin, khi mà lượng thông tin là bình đẳng với nhau. Ta có thể ngồi ở nhà để tìm kiếm mọi thông tin liên quan đến một vấn đề nào đó ta quan tâm.Ta có thể giao tiếp với những chuyên gia cách chúng ta hàng ngàn cây số. Ta có thể tiếp cận lượng kiến thức khổng lồ trên mạng. Khi đó điều gì sẽ xảy ra. Liệu trí nhớ của ta có thể hơn được một công cụ tìm kiếm như Google. Khi mà lượng thông tin được tiếp cận một cách dễ dàng thì chúng không còn tạo nên sự cạnh tranh nữa. Con người không thể hơn nhau bởi thông tin và kiến thức họ biết nữa, họ chỉ có thể hơn nhau bởi kỹ năng tra cứu thông tin mà thôi.
Một điều nữa mà chúng ta phải công nhận rằng, xã hội không dùng được kiến thức trong đầu chúng ta, chỉ khi nào ta biến kiến thức đó thành sản phẩm dùng được thì khi đó kiến thức mới thực sự có giá trị. Nhiều người khoe rằng ta rất giỏi, ta biết rất nhiều, ta sẽ làm thay đổi cả thế giới. Nhưng chỉ khi nào chúng ta đem áp dụng những kiến thức đó vào trong thực tế cuộc sống hay trong công việc của chúng ta thì ta mới thấy được giá trị thực sự của nó. Chúng ta cũng thấy rằng trong xã hội có nhiều người rất có tiềm năng, nhưng xã hội không cần tiềm năng mà cần những người làm được việc. Tiềm năng mà không được phát huy đúng lúc, đúng chỗ thì cũng sẽ bị phí phạm. Một hành động còn hơn một đống lời bàn, một hành động bằng mười suy nghĩ.
Vậy điều quan trọng nhất để tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là thay đổi tư duy.Từ việc nghĩ rằng học để biết, học để thi chuyển sang cách nghĩ học là để làm.
Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học. Khi ta học đúng cái xã hội cần thì ta sẽ thành công. Khi tư duy học để làm, ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc trau dồi kỹ năng. Ví dụ như rất nhiều người cảm thấy lúng túng khi phải trình bày một đề tài hay một dự án. Công việc chuẩn bị rất công phu, đề án làm rất hoàn thiện nhưng không thể diễn tả hết được điểm tốt, điểm khác biệt của đề án và dẫn tới việc không thuyết phục được người khác ủng hộ đề án.
Khi ta tư duy học để làm ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm thực tế thay vì lý thuyết đơn thuần. Các bạn sinh viên sẽ đi làm thêm để có được nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn.Và khi đó tự các bạn đã làm thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được.
Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đấy, học để biết thì biết rất nhiều, học để thi thì kết quả thi sẽ tốt, học để làm thì sẽ có khả năng làm việc tốt, sẽ thích ứng nhanh với môi trường làm việc sau này.
Giang Phú Cường

Nhữn bộ mặt của M.Jacson

No Comments


Trước hết là cặp “trắng-đen”. Bộ mặt đen gốc gác Phi châu mang vẻ hồ hở, vô tư và có phần hoang dã. Bộ mặt trắng kiêu kỳ, cao đạo và đầy vẻ bí ẩn. Đen là màu của tuổi thơ. Trắng là màu của sự thăng hoa đến đỉnh cao chót vót, và cũng là màu của sự già cỗi và tàn tạ.
Ở vào tuổi 13-15, MJ là một thiếu niên da đen đầy vẻ thân thiện, đáng yêu. Còn khi anh đạt đến đỉnh cao của thành đạt thì tựa hồ như anh lặn vào trong một vỏ bọc vô hình. Thiên hạ vây quanh anh, tung hô anh, phát điên phát sốt vì anh, nhưng dường như những cái đó chỉ còn có tác dụng tô vẽ thêm cho vẻ ngoài của anh, không còn tác động đến trạng thái tình cảm của anh nữa. Hàng trăm cảnh sát viên hộ tống anh trong những cuộc diễu hành rầm rộ hơn cả nghi lễ đón nguyên thủ quốc gia cũng trở thành những nét vẽ trang điểm cho MJ. Ngay tại Nhà Trắng, các thành viên chính phủ và gia đình tổng thống đứng quanh anh cũng chỉ như những hoa văn trang trí cho bức chân dung MJ. Người ta gào thét điên cuồng vì anh mà không ai còn nhớ đến bản thân mình. Và nếu như có ai đó trong đám đông được anh nhìn tới thì có lẽ người đó phát ngất vì hạnh phúc bất ngờ!


Tình yêu & Đạo Phật.

No Comments



Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ.
Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc.
Không hiểu, không thể thương yêu đích thực.
Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu.
Mỗi người có những nỗi niềm, khổ đau, bức xúc riêng. Nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời.
Nhân danh tình thương, người ta làm khổ nhau. Chuyện đó vẫn thưòng xảy ra.
Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người. Nhiều người thường cảm thấy không ai hiểu mình. Họ "đói" thương, "đói" hiểu. Họ thơ thẩn, lang thang trong cuộc đời tìm người hiểu mình, thương mình. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó.
Vậy nên, "có hiểu mới có thương" là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm Phật giáo. Dù người ta có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình sẽ làm mình khổ suốt đời. Hôn nhân có thể mở ra những con đường hoa hồng, có thể mở ra cánh cửa tù
ngục. Chọn vợ, chọn chồng là một sự mạo hiểm lớn. Hãy cẩn thận, nếu không muốn chọn án tù chung thân cho cuộc đời mình.
Chọn người hiểu và thương mình - hãy nhớ - đó là nguyên tắc tìm người tri kỷ trong cuộc đời.

Bốn yếu tố của tình yêu: Từ bi hỉ xả
Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.
"Từ" là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày."Bi" là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.
Như vậy, "từ bi" theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. "Từ bi" trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải "tu tập". Cần nhiều thời gian để quan sát, lắng nghe, thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.
"Hỉ" là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công."Xả" là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/anh, em/anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.
Này người trẻ, bạn nghĩ về tình yêu của mình đi, có "từ bi hỉ xả không"? Bạn hãy can đảm tự hỏi mình rằng: "Người yêu ta có hiểu niềm vui nỗi khổ của ta không? Có quan tâm đến an vui hàng ngày của ta không? Người ấy có nâng đỡ ta trên con đường sự nghiệp không?..." Và tự hỏi lại mình, liệu bạn có đang thành thực với tình yêu của mình?! Liệu tình yêu của bạn đã đủ "từ bi hỉ xả"?

(Trích từ blog bạn).hoa sen

Tâm tĩnh lặng.

No Comments



Nhìn về phương diện đáp ứng cuộc sống, ngay từ nhỏ, con người có thói quen bắt chước. Nó là là một phản xạ tự nhiên để bảo tồn sự sống còn.Dân gian qua quan sát nhiều thế hệ có câu tục ngữ " gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Tuy nhiên, xã hội ngày nay là một xã hội phát triển, chuyển động rất nhanh.Và khi mà ta bắt chước theo xã hội theo sự chuyển động nhanh đó thì tâm ta dễ bị chi phối bởi cái "nhanh" đó và tất yếu sinh ra sự căng thẳng.
Hệ thần kinh của con người khác với loài vật.Ở loài người, vỏ não ( cortex) phát triển rất nhiều. Vỏ não giúp tasuy nghĩ, phán xét, và quyết định một cach khôn ngoan.
Tuy nhiên, mặt trái, hay cái tiêu cực của sự phát triển vỏ não là sự lo âu. Sợ hãi khác sự lo âu. Sợ hãi là một chuỗi những phản ứng của cơ thể trước một hiểm nguy. Hết hiểm nguy, nhịp tim trở lại bình thường.., cơ thể dần trở lại bình thường.Khi vỏ não phát triển rồi thì con người bắt đầu biết suy nghĩ tới hoàn cảnh sợ hãi khi không có hiểm nguy. Khi suy nghĩ như vậy thì tim đập nhanh..và có cảm giác như đang đối diện với hoàn cảnh thật sự vậy.
Suy nghĩ thường dựng ra hai thái cực : không tốt thì phải xấu.Suy nghĩ ít chịu dừng ở chỗ có thể xấu và có thể tốt, hoặc không tốt cũng không xấu. Và khi chia thái cực rồi thì não bộ của chúng ta mất khả năng nhìn sự thật.
Nói một cach khác, suy nghĩ tạo ra một ảo giác trong não bộ cho rằng cái ảo giác đó là sự thật.
Ví dụ, ta gặp tai nạn trên con đường A. Và ta luôn tránh con đường A. Suy nghĩ này làm ta luôn nghĩ cứ đi trên đó là có tai nạn.Suy nghĩ này dần dần làm ta quên mất một thực tế và chúng ta sẽ không tin một người nào đó nói là không có tai nạn với họ. Đó cũng là lý do gây mâu thuẫn và chiến tranh .
Nói tóm lại, chúng ta chỉ thấy những gì ta muốn thấy và cho đó là sự thật.
Những nghiên cứu thần kinh và phân tâm học cho thấy, rằng chức năng của vỏ não càng phát triển thì căng thẳng càng có nguy cơ xảy ra nhiều. Căng thẳng xảy ra do sự xung đột của cái " thực tế" vỏ não bộ cảm nhận và cái "thực tế" thứ nhì của vùng não bộ liên quan tới bản năng và tình cảm. Khi suy nghĩ càng nhiều thì sự liên kết đối thoại giữa hai vùng não bộ càng khó khăn..Hiện tượng này gọi là cơ chế kháng cự. Ví dụ như biện hộ hay đổ thừa là cơ chế kháng cự. Khi biện hộ hay đổ thừa là khi ta mất khả năng thấy được hiện trạng tình cảm của ta.Khi đó, hai vùng não bộ tạo dựng hai " thực tế" riêng rẽ.Ví dụ : ông B giận sau khi tai nạn xảy ra, nhưng ông ta không nhìn nhận cơn phẫn nộ của mình.Ông ta suy nghĩ, ( chức năng của cortex) để tìm ra điểm xấu của người lái xe làm ông ta tai nạn.Đó là cái "thực tế" do vỏ não suy nghĩ vẽ ra.Vì vậy, khi sự sân hận càng cao thì ảo tưởng đe doạ ngày càng lớn.Cái "ảo tưởng này " lại quay lại ( feedback) nuôi dưỡng lòng sân hận. Đó là cái vòng khó thoát. Càng suy nghĩ nhiều thì ông càng mất đi khả năng nhìn nhận sự thật khách quan.
Và vì không có sự liên kết hài hoà giữa hai vùng vỏ não nên hệ thống thần kinh mất nhiều năng lượng. Có thể ví như một cỗ xe hai ngựa kéo mà mỗi con đi về một ngả. Ngựa thì ra sức kéo, nhưng xe thì không đi đâu được cả. Và trạng thái khi đó là lo âu  .Và khi đó, một cỗ xe không phải có một con ngựa kéo mà có cả trăm con, mỗi con kéo một ngả. Các bạn chắc hẳn đã qua trạng thái này không ít thì nhiều ?!.Và hậu quả của nó là mệt mỏi, mất ngủ, mất tập trung, và không hiệu quả khi làm việc...
Để tâm tĩnh lặng là một cach phối hợp hai vùng vỏ não và vùng limbic giúp cho hai vùng này làm việc chung với nhau một cach hài hoà. Khi hai vùng này bi phân tách thì con người dễ sống dễ sống ở hai thái cực : một là thích suy nghĩ trừu tượng, hai là thích phép lạ mầu nhiệm. Sản phẩm của sự phân cách cá nhân này trên phương diện tôn giáo là cá nhân dễ áp dụng giáo điều một cách cứng rắn hoặc tự bắt buộc mình một cach tuyệt đối, dễ đưa tới cuồng tín. 
Kiến thức là hình bóng của sự thật đã qua.Ví dụ : "con đường A thật nguy hiểm." Kiến thức và sự thật chỉ đúng ( có nghĩa là hoà hợp / synchronize) ở tại một thời điểm nào đó.Nhưng nếu ta giữ cái hình bóng suy nghĩ quá khứ đó và phóng đại lên hiện tại va tương lai thì sự hoà hợp sẽ mất đi và kiến thức lúc này trở thành ảo tưởng.Ta có thể nằm trong phòng với bốn bức tường an toàn mà cứ lăn lộn vì những suynghĩ âu lo kinh hãi.Những căn bệnh thần kinh có thể xảy ra nếu ta không làm chủ được dòng suy nghĩ âu lo.
Khi để tâm tĩnh lặng, ta không khơi động nhũng suy nghĩ âu lo.Ta nhìn các giá trị thật của chúng là ảo tưởng. Vì thế, suy nghĩ hiện ra rồi biến mất.Khi đó là lúc ta từ chối không cho tư tưởng của quá khứ liên kết với mạch thần kinh của sợ hãi. Hệ thống limbic không khởi động, nhữngbắp thịt được thư giãn. Vì không lo âu, nên nhận biết hiện thực ngày càng mạnh. Sự điều hoà ngày càng nhiều thì năng lượng thần kinh được dùng càng ít đi. Một sự nhẹ nhàng khó tả có trong tâm hồn.

Tâm tĩnh lặng có thể nói là chìa khoá mở vào thế giới của sự hài hoà và vui vẻ.

Chúng ta đang xin người khác rất nhiều.

No Comments

Ngày 18-6-2011, tại TP.HCM, hơn 80 khách tham dự đã tham gia buổi tọa đàm “Làm thế nào để trở thành người bớt nóng giận” do Trung Tâm Phát Triển Nguồn Nhân Lực thuộc Viện Nghiên cứu khoa học lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp tổ chức.
Bài viết sau đây ghi nhận nội dung và cảm xúc của những thành viên trực tiếp tham gia buổi tọa đàm.


Quán tính của tư duy.

No Comments



Trong ngôn ngữ tiếng Việt, quán tính là từ miêu tả về tính ỳ hay sức ỳ của một trạng thái chuyển động của sự vật. Nó cũng có khái niệm là những phản ứng đã trở thành tự nhiên, phản xạ theo thói quen của cơ thể. Theo tôi, từ này cần được bổ sung thêm ở nghĩa tinh thần, hay nói đúng hơn cần dùng nó trong cái nghĩa của tư duy. 
Tư duy cũng có cái sức ỳ, tình trạng phản ứng tự nhiên thành thói quen của nó. Trong phân tâm học nhìn vấn đề quán tính tư duy tùy theo cái tư duy đó tỉnh hay động. Nếu tư duy tỉnh thì sức ỳ lớn - hay còn gọi là đám đông vô thức hay tư duy trong một chiếc hộp. Nếu tư duy động thì sức ỳ nhỏ hoặc không có - có thể xem là tư duy hữu thức, hay tư duy bên ngoài chiếc hộp.
Thế thì, cái gì làm nên tư duy tỉnh và tư duy động? Câu trả lời rất đơn giản là văn hóa và giáo dục làm nên quán tính tư duy cho các thế hệ cộng đồng dân chúng trong một thể chế nhà nước cụ thể. Ví dụ tư duy động thích đổi mới của cộng đồng dân của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; tư duy tỉnh của các cộng đồng dân bị chính khách lấy một tôn giáo hay giáo điều nào đó định hướng.
Bốn thành tố trong văn hóa và giáo dục của xã hội gồm: bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, mà tôi vẫn thường nhắc đi nhắc lại là 4 thành tố quyết định cho mọi cá thể trong sự hình thành nhân cách, tri thức và trí thức trong cuộc sống. Nó cũng là 4 thành tố quyết định quán tính tư duy cho mọi cá thể. Trong 4 thành tố này, thành tố bên ngoài - tư duy khách thể - thuộc số đông: gia đình, nhà trường và xã hội thường hay lấn át thành tố bên trong - là tư duy chủ thể - bản thân cá thể.
Mỗi cá thể là một con người trong xã hội chịu sự tác động 3 thành tố kia từ lúc chào đời. Mọi cá thể luôn trải qua 3 nấc tư duy: tư duy một bước, hai bước và nhiều bước trong quá trình phát triển thể chất và tinh thần. 
Từ nhân tri sơ tính bản thiện - con người cái gốc ban đầu là thiện - một đưa trẻ sinh ra đời tiếp xúc với 3 thành tố bên ngoài, giúp cho tư duy chủ thể trở thành tư duy một bước, còn gọi là tư duy chân thật: ghi nhận sự vật, hiện tượng chân thật ở tuổi dưới phổ thông cấp một.

Khi đến tuổi phổ thông cấp hai, tư duy chủ thể chuyển sang hai bước, hay còn gọi là tư duy phân tích: ghi nhận sự vật hiện tượng và phân tích đúng sai.

Đến tuổi học phổ thông trung học và sau đó, tư duy chủ thể nhiều bước, hay còn gọi là tư duy tới hạn: ghi nhận, phân tích đúng sai và đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề.

Chính vì thế mà bậc học phổ thông chia làm 3 cấp theo các nấc tư duy của sự phát triển tư duy của trẻ. Nhưng toàn thể thế giới, bậc học cấp 3 phổ thông trung học luôn bắt đầu từ lớp 10. Duy chỉ hệ thống bậc phổ thông của Hoa Kỳ, cấp 3 bắt đầu sớm hơn từ lớp 9. Vì văn hóa sống và giáo dục xã hội Hoa Kỳ là cái nền tảng cho trẻ tư duy tới hạn sớm hơn thế giới còn lại.
Ở tuổi bắt đầu tư duy chủ thể chuyển sang nhiều bước - mà tiếng Anh gọi là tuổi teenager - cái tuổi mà ông bà ta thường vẫn nói: học ăn, học nói, học gói, học mở là rất khó khăn trong vấn đề giáo dục và văn hóa. Nếu 3 thành tố khách thể tác động đến tư duy của trẻ không đúng ở tuổi này, có thể dẫn đến những bi kịch cho bản thân, gia đình và xã hội.

Từ đó, ta thấy sẽ có 3 loại tư duy cho những thế hệ trong một xã hội hình thành những quán tính tư duy khác nhau.

Loại quán tính tư duy chủ thể thứ nhất là loại được nghĩ dùm và hành động dùm. Nếu 3 thành tố khách thể trong tư duy tác động theo kiểu áp chế, đùm bọc theo kiểu phản xạ Pavlov - phản xạ có điều kiện lập đi, lập lại để chứng minh là những tư duy khách thể là đúng theo kiểu gia trưởng, phong kiến. Loại này chỉ biết hưởng thụ và cần chỗ dựa có thể tha hóa bất kỳ lúc nào có điều kiện, mặc dù rất hiền và nhu nhược.

Loại quán tính tư duy chủ thể thứ hai là loại nổi loạn - loại không chấp nhận cả 3 thành tố tư duy khách thể dù đúng hay sai khi sự tác động ấy không đúng cách - muốn đứng riêng một mình kiểu tư duy nổi loạn. Đây là hậu quả dồn nén tâm lý xung đột những mâu thuẩn về tư duy chủ thể của trẻ và tư duy khách thể của 3 thành tố còn lại. Bi kịch đưa đến sẽ là những xáo trộn trong một tế bào của xã hội, đơn vị gia đình là nhẹ nhất, đến nặng hơn là ảnh hưởng đến cộng đồng. Mọi hệ lụy về những tệ nạn xã hội đến từ loại tư duy này.

Loại thứ ba, những cá thể có tư duy chủ thể biết dung hòa giữa tác động của 3 thành tố khách thể để làm ra một quán tính tư duy độc lập, động và hữu thức trước một hay nhiều vấn đề của xã hội đặt ra trước mắt. Loại này là kết quả của sự đồng cảm của 2 tư duy chủ thể và khách thể trong một môi trường giáo dục và văn hóa tốt. Loại này ra đời luôn thành đạt và là những con người có ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

 Tuy rằng, các nhà phân tâm học vẫn đánh giá cao cả hai phía tư duy chủ thể và khách thể, mặc dù trên phương diện tác động và số lượng thì, nhóm khách thể mạnh hơn. Ví dụ, trong cùng một hoàn cảnh giáo dục và văn hóa, kèm theo kinh tế khốn cùng giống nhau, nằm trong một hình thái chính trị xã hội, vẫn có những chủ thể tư duy ngã theo loại 2 để làm ra tệ nạn xã hội, nhưng cũng có những chủ thể tư duy đi theo tư duy loại 3, tạo ra con đường tốt để thành đạt. Đây cũng chỉ là những trường hợp cá biệt. Nó chỉ diễn ra đối với loại người có type thần kinh thép. Tôi sẽ bàn ở một bài viết khác.

Một xã hội tốt và năng động để phát triển đến hùng cường là, xã hội có nhiều cộng đồng dân chúng có loại tư duy thứ ba. Để có một xã hội như vậy trường tồn thì, 3 thành tố tư duy khách thể phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội về việc đưa ra một triết lý văn hóa sống và giáo dục về mặt tư duy cho các thế hệ kế tiếp.
Ai cũng có của riêng mình một tư duy, nhưng không phải ai cũng có một quán tính tư duy độc lập, có tính động, hữu thức cho chủ thể khi đứng trước một vấn đề, vì đâu? Vì tư duy hai bước và nhiều bước không được sử dụng thường xuyên. Do đâu? do bị ảnh hưởng của 3 thành tố tư duy khách thể tác động, nghĩ dùm, hành động dùm, nó làm cho tư duy chủ thể thành thói quen phản xạ một cách tự nhiên, mất tính năng động và hữu thức cho chủ thể.

Chính vì thế, không trách vì sao có những chân lý vô cùng phi lý, như Joseph Goebbels đã từng tuyên bố: "Chân lý là hàng ngàn lần nói láo". Và nó đã được các thế hệ chính khách hậu bối làm theo, bằng cách sử dụng trong giáo dục, thông tin truyền thông, và 3 quyền lực pháp chế để định hướng, o ép vào quán tính tư duy một hay nhiều cộng đồng trên toàn cầu, trong gần một thế kỷ qua.

Để có giải pháp làm nên một quán tính tư duy động, hữu thức mà không bị kẻ khác xỏ mũi lôi đi, không cách nào hơn mỗi bậc làm cha/mẹ phải ý thức và có trách nhiệm giáo dục cho thế hệ sau của mình một triết lý sống với văn hóa lành mạnh, và một tư duy chủ thể không bị lôi vào sức ỳ của phản xạ tự nhiên. Vì trong 4 thành tố khách thể và chủ thể trong giáo dục, thành tố quan trọng nhất vẫn là gia đình, trước khi trẻ bị tác động bỡi nhà trường và xã hội.

ST & chỉnh sửu , Nguồn : Hồ Hải blog

Để hôn nhân gia đình bền vững.

No Comments


Tự bản tính, giao ước hôn phối hướng về thiện ích của đôi bạn và việc sinh sản cùng giáo dục con cái.
Theo luật tự nhiên , bất cứ một người bình thường nào, khi thật sự có ý muốn lập gia đình, cũng đều ý thức và hoạch định sẽ thành lập một gia đình đầm ấm, hạnh phúc với một vợ, một chồng và với những đứa con kháu khỉnh, ngoan ngoãn. Vậy mà tại sao lại tan vỡ dở dang?


Mỗi hoàn cảnh mỗi khác. Gia đình này tan vỡ vì những lý do này, gia đình khác lại tan vỡ vì những lý do khác, gần như không có một hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào. Tác giả với những kinh nghiệm làm việc muốn chia sẻ với những gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn, bằng cách trình bày những yếu tố, những lý do có thể đưa đến cho hai vợ chồng trong một gia đình đang đầm ấm vui vẻ, những rạn nứt, những xung đột và cuối cùng phải tan vỡ.
1. Tình yêu và thực tế.
Khi một người yêu và được yêu, họ cảm thấy hạnh phúc, họ tưởng rằng với hạnh phúc đang có trong tình yêu đó, họ có thể vượt qua mọi trở ngại lớn nhỏ trong đời sống. Trong tình yêu, họ nghĩ rằng những khó khăn, vấn đề chỉ là những yếu tố bên ngoài, chưa bao giờ họ có thể tưởng nghĩ được rằng những khó khăn, vấn đề sẽ đến từ người họ yêu thương.

Giọng nói & khả năng chiến đấu.

No Comments


Matt McGrath
Phóng viên khoa học BBC
Một cảnh đánh nhau thời trung cổ
Giọng nói của đàn ông cho thấy khả năng chiến đấu?
Các nhà nghiên cứu tại Hoa Kỳ nói con người có khả năng đặc biệt là chỉ cần nghe giọng nói của một nam giới là có thể đánh giá được khả năng đánh nhau/chiến đấu của anh ta.
Viết trên tạp chí Royal Society - Proceedings B (chuyên về sinh học), các nhà khoa học nói tác động của giọng nói có vẻ giống nhau ở mọi nơi, và là bằng chứng trực tiếp đầu tiên cho thấy cả hai phái có thể xác định sức khỏe thể lực của một nam giới chỉ bằng cách nghe giọng nói của anh ta.
Quá trình tiến hóa đã giúp mắt người trở nên sắc bén hơn, cho chúng ta khả năng đánh giá nguy hiểm từ cả môi trường lẫn đồng loại.
Nhưng mắt người cũng bị hạn chế, chẳng hạn về tầm nhìn xa hay bóng tối. Do vậy, các khoa học gia đặt ra giả thuyết là tai của chúng ta là công cụ khéo léo để đánh giá mức độ của những kẻ thù mà ta không nhìn thấy.
Để kiểm tra giả thuyết này, các nhà nghiên cứu tại đại học Santa Barbara, California, đã đề nghị các sinh viên xác định sức mạnh phần cơ thể bên trên của đàn ông chỉ bằng cách nghe các đoạn âm thanh ngắn giọng nói của họ.
Theo dữ liệu thu thập được, các sinh viên đã rất chính xác khi đưa ra ước đoán về sức mạnh của nam giới, bất kể giọng nói là từ vùng nào trên thế giới.
Kết quả tỏ ra không rõ rệt khi sinh viên nghe giọng của nữ giới.
Các nhà nghiên cứu nói đây là bằng chứng trực tiếp cho thấy sự chọn lọc tự nhiên đã giúp định hình trí não của chúng ta, để chúng ta có thể xác định khả năng chiến đấu dựa trên giọng của nam giới.
Các nhà nghiên cứu nói thông tin mà đôi tai của chúng ta thu thập được có những điều phụ trội, hơn là những gì mà chúng ta chỉ nhìn bằng mắt.

Giao tiếp khó hay dễ ?

No Comments



Thưa tiến sĩ Adler,
Việc giao tiếp dường như đã trở thành chuyện quá khứ. Mọi người dường như không thể thông tiếp với nhau nữa. Ngay cả trong những cuộc trò chuyện dàn dựng trên tivi và trên radio, người ta dường như đang nói với chính họ hơn là nói với nhau. Ông có thể cho chúng tôi một vài chỉ dẫn thiết thực để tiến hành một cuộc giao tiếp đúng cách không? Điều gì làm cho một người trở thành người giao tiếp giỏi?
L.W. thân mến,
Sự thiếu vắng giao tiếp tốt xảy ra vì người ta cho rằng năng lực giao tiếp là điều hiển nhiên. Họ nghĩ rằng một người hoặc được trời cho khiếu lém lỉnh hoặc không có khiếu đó. Thực ra giao tiếp là một nghệ thuật. Giống như bất kỳ năng lực nghệ thuật khác, nó đòi hỏi huấn luyện và kỷ luật. Thực hành sẽ cải thiện nó. Việc không ngừng nhận biết ở chỗ nào những lỗi lầm giao tiếp có thể mắc phải cũng giúp nâng cao nghệ thuật giao tiếp. Tôi cho rằng tự hỏi mình những câu hỏi sau đây sẽ rất hữu ích.
(1) Tôi đang nói chuyện về cái gì?
Trò chuyện phải có cơ sở vững chắc. Những người tham gia phải biết chủ đề là gì. Nếu họ không biết, cuộc trò chuyện sẽ lệch lạc. Như bất kỳ công trình xây dựng vội vã nào, chắc chắn nó sẽ rơi vào hỗn độn.
Vì lý do đó những qui tắc sau đây phải được tuân thủ. Khởi đầu bằng cách nêu lên những quan điểm riêng của bạn một cách ngắn gọn nhất, rõ ràng nhất có thể. Hãy để cho người kia diễn đạt lại những quan điểm đó bằng ngôn ngữ riêng của anh ta và đạt tới mức bạn thấy hài lòng. Tiếp đến hãy làm tương tự với những gì người kia muốn nói. Nếu bạn cương quyết như vậy, những gì bạn sắp nói tới sẽ rõ ràng ngay từ đầu. Và nếu sau đó bạn không vội vã bỏ những điểm chính yếu của câu chuyện, chủ đề sẽ không bị lạc mất.
(2) Tôi đang giao tiếp với ai?
Hầu hết mọi người đều quan tâm đến những chủ đề nào đó mà không quan tâm đến những chủ đề khác. Nếu bạn và một ai khác có cùng sự quan tâm, rất tốt. Nếu không, bạn có thể cố gắng thiết lập mối quan tâm đó. Nhưng nếu, sau vài cố gắng đáng kể, bạn thấy rằng người kia không đáp ứng, thì bạn đừng ra sức làm gì. Nếu bạn cứ ra sức, bạn sẽ rất thường thấy rằng mình chỉ phí thì giờ.
(3) Cuộc giao tiếp diễn ra trong những hoàn cảnh nào?
Có những thời điểm và địa điểm để nói chuyện nghiêm túc, những thời điểm và địa điểm để nói chuyện tầm phào, và những thời điểm và địa điểm để không nói gì cả. Nhiều cuộc giao tiếp thân mật bị hỏng ngay từ đầu vì hai bên tham gia không nhận ra được sự khác biệt đó.
Hãy cố luôn luôn cân nhắc những yếu tố ngoại cảnh có thể tác động đến sự giao tiếp. Nếu không có được một số điều kiện thuận lợi, hãy cố đánh giá xem chúng sẽ làm rối tung cuộc trò chuyện như thế nào. Nếu những điều kiện thuận lợi hoàn toàn thiếu, nếu những hoàn cảnh được sắp đặt để chống lại bạn, thì thậm chí đừng cố gắng. Bạn phải ứng biến, nhưng nếu bạn ghi nhớ những hoàn cảnh đó, bạn sẽ không phạm quá nhiều sai lầm.
(4) Tại sao tôi tham gia vào cuộc giao tiếp này?
Không ai bị ghét hơn kẻ tranh cãi chỉ để tranh cãi. Anh ta là kẻ ba hoa cổ vũ cho ý kiến “trò chuyện là vớ vẩn” trong khi, thực ra, nó là một trong những điều quí giá nhất trên đời này.
Chỉ gây gổ thôi không phải là trò chuyện. Khi chúng ta cố gắng cười xòa trước một lý lẽ đanh thép hoặc giễu cợt người kia, khi chúng ta đồng ý hay không đồng ý mà không hiểu gì, khi chúng ta trở nên mỉa mai, và khi chúng ta viện cớ không rõ ràng để đột ngột chấm dứt một cuộc bàn luận, là chúng ta không trò chuyện. Tất cả những gì chúng ta thu nhận là kết quả mà những mưu mẹo không minh bạch của chúng ta xứng đáng nhận lãnh – chiến thắng rẻ mạt chúng mang lại cho chúng ta.
(5) Tôi phải trình bày những gì có trong đầu như thế nào?
Mỗi người giao tiếp giỏi đều có một phong cách. Anh ta càng giỏi, phong cách anh ta càng linh hoạt. Anh ta biết rằng vốn từ vựng, kinh nghiệm, những điểm yếu, mối quan tâm, và sự tin tưởng của các cá nhân rất khác nhau. Do đó, để truyền đạt được điều anh ta muốn nói, anh ta phải không ngừng điều chỉnh lối nói của mình. Anh ta không bao giờ rơi vào những khuôn mẫu cứng nhắc.
(6) Khi nào thì những điều nào đó nên được nói ra?
Cũng quan trọng như phong cách trong giao tiếp là việc tính toán thời điểm. Bạn có thể làm mọi thứ khác một cách chính xác, nhưng nếu bạn nói điều đúng không đúng lúc, bạn đã thất bại. Cảm nhận được giây phút quan trọng trong lúc giao tiếp không phải dễ dàng. Tôi không biết có kỹ năng giao tiếp nào khó thủ đắc hơn nó. Và lý do khiến cho nó quá khó là vì nó đòi hỏi bạn lắng nghe người kia nói.
Không có chuyện một người giao tiếp giỏi một cách tự phát. Người nói chuyện nhanh, không cần nỗ lực, và lưu loát thì không có cảm hứng gì đặc biệt. Họ học hỏi để giao tiếp và lao động cật lực để những thói quen giao tiếp lưu loát trở thành một phần của họ. Nếu bạn hỏi họ, họ sẽ nói cho bạn biết rằng lúc mới bắt đầu rất gay go và họ thường xuyên tự hỏi: Cái gì? Với ai? Trong những hoàn cảnh nào? Tại sao? Như thế nào? Và Lúc nào?

Hai bài phỏng vấn NS Phạm Duy của BBC

No Comments

"Tôi luôn vui buồn với nước non"



Nhạc sỹ Phạm Duy nói với BBC về những kỷ niệm, bước ngoặt và quan điểm nghệ thuật trong cuộc đời làm âm nhạc của ông.
Trong cuộc trao đổi với BBC, nhạc sỹ kỳ cựu thừa nhận ông từng có giai đoạn sáng tác tuyên truyền trong các giai đoạn chiến tranh, nhưng cho rằng ông chỉ làm như vậy vì yêu nước.
Nhạc sỹ cho rằng âm nhạc của ông đa dạng và luôn biến đổi vì thân phận và tâm trạng của ông luôn "vui buồn" và "trôi nổi" theo vận nước.
Mở đầu cuộc trao đổi gồm hai phần, nhạc sỹ nói về nhạc cải cách được khởi xướng ở Việt Nam từ đầu thập niên 1930 và lý do vì sao ông lựa chọn dòng nhạc này để khởi nghiệp.